Những lưu ý trong quá trình nuôi và chăm sóc gà tre cảnh

Chăm sóc gà tre cảnh
6 phút, 10 giây để đọc.

Gà tre cảnh là một loại gà kiểng có giá trị dinh dưỡng và kinh tế cao. Đồng thời, nó còn có bộ lông đẹp mắt thích hợp làm thú nuôi cảnh. Do đó, hiện nay có nhiều gia đình tìm đến mô hình nuôi gà tre để cải thiện kinh tế, thú nuôi cảnh. Tuy nhiên để thu được giá trị dinh dưỡng và lợi nhuận cao từ gà tre không hề đơn giản. Đòi hỏi người nuôi phải có kiến thức trong chăm sóc và mất nhiều công sức trong kỹ thuật nuôi. Hơn nữa là chăm sóc từ chuồng trại cho đến phòng bệnh cho gà tre cảnh.

Bạn có đang chăm sóc gà tre cảnh? Bạn có những thắc mắc trong việc chăm sóc gà tre? Dưới đây là các bước kỹ thuật nuôi cơ bản cho những ai muốn sở hữu giống gà này tham khảo. Cùng cnm.com.vn tìm hiểu nhé!

Chuẩn bị điều kiện nuôi gà tre

Trước khi đem gà về nuôi cần chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện vật chất kỹ thuật như:
Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
Chuẩn bị đầy đủ thức ăn, thuốc thú y cần thiết cho đàn gà.
Chuồng nuôi đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
Nền chuồng thiết kế đúng kỹ thuật, cao ráo, thoát nước.
Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10 cm được phun sát trùng khi sử dụng.
Đảm bảo lưu thông không khí trong chuồng nuôi.

Thiết kế chuồng nuôi

Chuồng nuôi gà

Việc nuôi thả sẽ giúp lông gà mượt và phát triển hơn nuôi nhốt và gà phát triển đồng đều hơn. Tuy nhiên, nuôi ở hình thức này, gà dễ ăn lung tung, khả năng hao hụt cao. Vì vậy, nuôi nhốt là hình thức được sử dụng phổ biến.

Chuồng nên được đặt ở vị trí cao ráo, thoáng mát. Chuồng xây theo hướng Ðông Nam hoặc tốt nhất là hướng Ðông để đón nắng sớm và tránh nắng gắt buổi chiều.

Sàn chuồng nên làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5 m để thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh, hạn chế ảnh hưởng của các loài động vật gây hại như rắn, chuột… Xung quanh làm rào chắn bằng lưới hoặc tre gỗ…

Trước khi nuôi, cần chuẩn bị kỹ rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng 5 – 7 ngày.

Con giống gà kiểng

Chọn giống gà tre rất quan trọng vì nếu con giống tốt bạn sẽ không mất nhiều công chăm sóc hay lo lắng chúng bị bệnh. Do đó, tiêu chí để chọn gà tre chuẩn nhất dựa vào những yếu tố như xem hình dáng, tướng mạo, xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gọi là ngũ thường gồm mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền. Cổ to, dài, thẳng. Lưng rộng, cánh dài. Đùi to, phần đùi dài hơn phần cánh. Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng và khô.

Hiện, ở nước ta, một số dòng gà tre cảnh được nuôi nhiều như:

Gà tre Việt Nam (gà tre Tân Châu)

Gà tre Tấn Châu

Là giống gà tre bản địa khá nối tiếng và có nguồn gốc từ An Giang. Ðược nằm trong top những dòng gà tre đẹp nhất thế giới cũng là nhờ bộ lông rất mịn và đẹp. Phần lông đuôi rất dài và dày tạo nên sự khác biệt với tất cả giống gà tre khác. Phần lông cổ nối dài từ phần đầu đến phần ức rất óng ánh và bắt mắt.

Gà tre Mỹ

Trái ngược với bộ lông dài và dày của giống gà tre Tân Châu, gà tre Mỹ lại có vóc dáng cao ráo với ngoại hình thanh mảnh. Bộ lông gọn cực kỳ đẹp mắt. Không được nuôi làm cảnh quá nhiều như gà tre Tân Châu nhưng gà tre Mỹ cũng khiến người chơi gà cảnh phải phát sốt với vẻ đẹp của nó.

Gà tre Thái

Gà tre Thái hay thường được gọi là giống gà tre Nhật Bản theo nguồn gốc của nó. Loại gà này thường được chọn làm gà cảnh. Lông gà tre Thái cũng rất dày và dài, lông đuôi rộng, cặp lông phụng chủ phải hơi cong như hình lưỡi kiếm.

Gà tre Serama

Là đại diện đến từ Malaysia cũng thuộc vào dòng gà tre đẹp dùng để làm cảnh. Ðiểm ấn tượng đến từ gà Serama là kích thước của chúng khá nhỏ và dáng đứng thì vô cùng đặc biệt. Chính vì thế mà gà Serama đã vinh dự lọt top một trong các giống gà đẹp trên thế giới.

Dù là loại gà nào, để có được con giống tốt, người nuôi khi lựa chọn phải dựa vào những yếu tố như hình dáng, tướng mạo, xem xét kỹ 5 bộ phận trên mình gà, gồm mỏ to thẳng, miệng rộng, đầu mồng dâu, mắt chữ điền. Bên cạnh đó, gà phải có cổ to, dài, thẳng. Lưng rộng, cánh dài. Ðùi to, phần đùi dài hơn phần cánh. Chân thanh, ngón thắt, vảy mỏng và khô.

Chế độ chăm sóc cho gà kiểng

Thức ăn chính của gà tre là lúa, hoặc cũng có thể cho một chút gạo lứt. Ngoài ra, người nuôi có thể bổ sung thêm vào khẩu phần của gà các loại: sâu, dế, thịt bò, cá, rau, cỏ, cà chua…). Cùng đó, thường xuyên bổ sung thêm vitamin cho gà.

Ðối với gà từ 1 đến 2 tháng tuổi

Cơ thể gà tự điều chỉnh thân nhiệt cho phù hợp với môi trường sống. Có thể cho gà tiếp xúc với môi trường rộng lớn hơn (xuống đất, tắm đất, tắm nắng, tìm thức ăn…) nhưng trước đó phải có giai đoạn chuyển tiếp để làm quen với môi trường mới, nếu không gà con rất dễ nhiễm bệnh.

Gà tre nhỏ

Ở giai đoạn từ 2 tháng đến 5 tháng tuổi

Gà sẽ thay lông chuyển từ lông gà con sang gà tơ, vì thế gà sẽ ăn mạnh để có dưỡng chất giúp cơ thể phát triển toàn diện, nhất là khung hình và bộ lông.

Ðịnh kỳ tắm nắng, tắm nước cho gà để đảm bảo bộ lông luôn bóng mượt. Khi cần thiết, có thể tách nuôi riêng từng con để gà được nở mình, đâm lông đầy đủ.

Vào mùa đông, khi thời tiết lạnh, cần sưởi ẩm cho gà bằng cách lắp bóng đèn điện và phải bật liên tục 24/24h để đảm bảo độ ấm cho gà.

Ngoài ra, người nuôi phải chú ý tới cách bố trí những dụng cụ ăn, uống phù hợp với chuồng gà tránh những trường hợp rơi vãi thức ăn. Quá trình nuôi cần đảm bảo chuồng trại luôn được sạch sẽ, khô ráo, không có hiện tượng ao tù nước đọng trong khu vườn thả. Áp dụng nghiêm ngặt lịch phòng vaccine tùy theo từng địa phương.

Ðể giúp gà có lông đuôi dài hơn, người nuôi có thể dùng kéo bấm cắt hình vòng cung ngọn đuôi và cắt khoảng 20 cm.

Nguồn: tapchigiacam.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chăm sóc mèo cảnh

Cách cắt móng cho mèo nhẹ nhàng và đơn giản, không gây đau đớn

Khi nuôi mèo trong nhà thì việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng là điều rất cần thiết. Nhất là …
Xem Chi Tiết
Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Chăm sóc mèo là một trong những việc vô cùng khó khăn và vất vả. Tại sao chúng tôi lại …
Xem Chi Tiết
Cẩm nang kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z của Nhựt Nguyễn

Bật mí kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z [Năm 2021]

Kinh nghiệm chăm sóc mèo là một trong những thông tin vô cùng quý giá đối với những người yêu …
Xem Chi Tiết
Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Nuôi mèo, đã bao giờ bạn thấy mèo cào thảm, sofa, chăn,… trong nhà mình hay chưa? Thậm chí, chúng …
Xem Chi Tiết
Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết

Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết chưa?

Mèo có khả năng tự làm sạch đôi tai của mình không? Chúng ta có cần vệ sinh giúp chúng …
Xem Chi Tiết
Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Mèo là loài động vật rất khó tính và khó chăm sóc. Không phải vì yêu mèo mà bạn có …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cách chăm sóc cá rồng khỏe mạnh, lớn nhanh

Hãy lưu tâm những kỹ thuật chăm sóc loài cá rồng đắt giá

Tên gọi cá Rồng có lẻ còn khá xa lạ đối với nhiều người. Chỉ những tín đồ đam mê …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi cá chép nhật

Nuôi và chăm sóc cá chép Nhật tương đối công phu

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá cảnh phổ biến, trong đó không thể nhắc đến cá …
Xem Chi Tiết
cá chuột mỹ

Cá chuột Mỹ – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi mà không phải ai cũng biết

Cá Chuột Mỹ thường hay lựa chọn ở phần đáy bể để sinh sống. Chúng khó có thể tự mình …
Xem Chi Tiết
cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà beo – hướng dẫn chăm sóc đơn giản mà hiệu quả cho người mới tập tành nuôi

Cá tỳ bà beo khá là dễ nuôi, chúng có thể bị thuần hóa một cách dễ dàng và cực …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Hướng dẫn nuôi Gà đuôi dài Nhật Bản đúng cách

Gà đuôi dài có khó nuôi như những lời đồn đoán?

Ngày nay, thời đại phát triển, nền kinh tế của người dân Việt Nam ổn định hơn thuở sơ khai …
Xem Chi Tiết

Hướng dẫn chăm sóc gà tre Thái Lan cho những “tay chơi gà” thứ thiệt

Thú chơi gà chọi có từ lâu đời, nó trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày hội …
Xem Chi Tiết
gà tre Nhật Bản, hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Gà tre Nhật Bản và cách chăm sóc gà tre đúng cách

Hệ chơi “gà kiểng” trên thế giới không còn xa lạ với nhiều quốc gia . Ở châu Á có …
Xem Chi Tiết
Gà kiểng đẹp

Gà kiểng serama cần được chăm như thế nào là tốt nhất?

Gà Serama hay còn gọi là gà tre Mã Lai hoặc gà thượng lưu hay gà vương giả. Chúng là một giống …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

10 bí quyết chăm sóc cho bé thỏ nhà bạn tốt hơn

Phát hiện những loại thảo mộc siêu tốt cho thỏ cưng nhà bạn

Thảo mộc luôn được biết đến là rất tốt cho con người. Không giống như các loại thuốc khác, thảo …
Xem Chi Tiết
Cách chăm sóc các loài Vẹt cảnh đuôi dài

Thật bật ngờ với những kinh nghiệm chăm sóc Vẹt cảnh đuôi dài

Chim vẹt là một trong những loài chim thông minh nhất trên thế giới. Không những vậy, chúng còn có …
Xem Chi Tiết
Mách bạn cách chọn thức ăn cho chim trĩ

Thấu hiểu tất cả các loại thức ăn cho chim trĩ tốt nhất

Như các bạn đã biết chim trĩ đỏ (hay còn gọi là chim trĩ cổ đỏ) thường cư trú ở …
Xem Chi Tiết
Chim công

Mức độ nguy hiểm của bệnh thường gặp ở chim công

Có thể bạn cũng biết chim công là tên gọi chung của chim công. Trên thực tế có 3 loài …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Chim vẹt Yến Phụng

Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ mô hình nuôi chim vẹt Yến Phụng

Từ thời xa xưa, những gia đình giàu có thường có nuôi một con vật để làm thú cưng trong …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật nuôi nhím kiểng

Kỹ thuật nuôi nhím kiểng dành riêng cho những ai yêu động vật

Có rất nhiều loại thú cưng đa dạng hiện nay xuất hiện trên thị trường như: nhím kiểng, cá kiểng, …
Xem Chi Tiết
Kinh doanh cá cảnh mini trở nên hot hiện nay

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh thành công dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

Ngày nay, nhiều người lựa chọn nuôi các con vật làm cảnh. Trong đó có thể nhắc đến việc nuôi …
Xem Chi Tiết
nuôi tắc kè hoa

Làm thế nào để nuôi Tắc kè hoa trong nhà làm cảnh?

Thời đại ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng ngày …
Xem Chi Tiết