Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá cảnh phổ biến, trong đó không thể nhắc đến cá chép Nhật hay còn được gọi là cá Koi. Ngoài là dòng cá cảnh được tính đồ chơi cá kiểng ưa chuộng, cá chép Nhật còn mang lại nhiều tiềm năng xuất khẩu lớn, chúng phù hợp với lĩnh vực nông nghiệp thô thị.
Lí do vì sao cá chép Nhật hiện nay đang được nhiều giới chơi cá cảnh săn lùng nhiều như vậy. Thứ nhất ngoài mang lại giá trị kinh tế cao, ngoài ra chúng còn mang đến sự giàu sang, phú quý cho người nuôi. Bên cạnh đó loài cá có nguồn gốc từ Nhật này còn có tuổi thọ lên đến hàng trăm năm tuổi. 25 – 35 năm là tuổi thọ trung bình của loài cá này khi được nuôi trong hồ nhân tạo. Với thời gian sống dài như vậy, tất nhiên quy trình và kỹ thuật chăm sóc của loài cá cũng rất phức tạp và khó khăn. Vậy nên bài viết ngay sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về phương pháp nuôi dưỡng cá chép Nhật đúng và chuẩn nhất.
Mục lục
Lợi ích kinh tế cá chép nhật mang đến cho người nuôi
Theo những hộ nuôi cá trong câu lạc bộ, cá chép Nhật thời gian nuôi ngắn, chỉ gần 3 tháng/lứa. Những ao có nước quanh năm có thể nuôi được 4 lứa/năm. Loại cá này tuy nuôi theo dạng công nghiệp, song ít tốn chi phí. Vì hơn một tháng đầu, cá ăn cám hoàn toàn nhưng còn nhỏ nên lượng cám tiêu tốn ít. Khi cá được hơn một tháng thì chuyển sang cho ăn bèo tấm để cá lớn, phát triển đuôi và vây nhiều trông đẹp hơn, bán giá sẽ cao. Vốn đầu tư mua cá giống nuôi một lứa trên 4 triệu đồng/1.000m2. Loại cá này có thể nuôi dày, khi được một tháng trở ra có thể bán dần, nhanh thu hồi vốn. Ngoài ra, nuôi cá chép Nhật còn thuận lợi là ít bị bệnh.
Một số đại lý chuyên mua cá chép Nhật ở TP.Biên Hòa cho biết. Thị trường tiêu thụ loại cá này là TP. Hồ Chí Minh, các tỉnh lân cận và xuất khẩu sang Trung Quốc, Đài Loan. Loại cá này đầu ra khá thuận lợi và giá bán tương đối cao. Tuy nhiên, đây là loại cá nuôi để làm cảnh nên nếu phát triển ồ ạt với diện tích nhiều. Thì giá sẽ giảm và có thể gặp khó khăn về tiêu thụ.
Phương pháp nuôi dưỡng cá chép Nhật cho tín đồ mê cá cảnh
Nhiệt độ môi trường
Cá chép Nhật sống ở vùng nước ngọt, có thể sống trong môi trường nước có độ mặn 6%o. Hàm lượng oxy trong bể nuôi tối thiểu từ 2,5 mg/l, nhiệt độ nước: 20 – 270 C. Cá chép Nhật rất thích hợp và sinh trưởng tốt với điều kiện nuôi tại Việt Nam.
Không gian bể nuôi
Nên dùng hồ xi măng để nuôi cá chép Nhật. Khi xây hồ chúng ta nên lưu ý xây độ sâu khoảng 80cm. Không nên sâu hơn vì sẽ khó nhìn rõ cá. Tuy nhiên nếu cá lớn hay có quá nhiều cá thì hồ phải sâu hơn. Để tạo không gian đẹp và cũng là làm bóng mát cho cá thì nên trồng vài cây sen. Hoặc trang trí thêm những ngọn đèn, cây cảnh để cá có cảm giác như ngoài thiên nhiên.
Kỹ thuật nuôi cá chép Nhật
Kỹ thuật nuôi cá chép Nhật tương đối công phu. Ngoài công đoạn làm bể thì khâu đầu tiên khi mua cá về cũng đòi hỏi người nuôi phải khá thận trọng trong cách thả cũng như phòng bệnh. Bởi khi cá chép Nhật mới được mua từ các cửa hàng, trại cá thường chưa được dưỡng khỏe mạnh và vẫn mang các mầm bệnh nguy hiểm.
Chúng là loài cá to nên cần môi trường nước khá rộng. Ðể cá có sức khoẻ vững bền, nước nuôi cá phải luôn được giữ trong sạch. Thường xuyên kiểm tra chất lượng nước, nhiệt độ, pH, NH3…Nồng độ pH luôn phải từ 7 tới 7.5 được coi là lý tưởng. Nên tránh sự thay đổi độ pH quá bất ngờ đột ngột vì như thế sẽ ảnh hưởng rất lớn tới sức khoẻ của cá. Bạn cũng nên chú ý đến các loại rong tảo phát triển trong nước. Nếu rong tảo phát triển quá nhiều sẽ hút hết nồng độ oxygen trong nước và làm cá nghẹt thở.
Lựa chọn nguồn thức ăn
Cá chép Nhật là loài cá ăn tạp như: bo bo và các loài động phiêu sinh khác, cũng có thể ăn lòng đỏ trứng chín. Cá được 15 ngày tuổi bắt đầu chuyển tính ăn, ăn động vật đáy. Do đó giai đoạn này, tỉ lệ sống bị ảnh hưởng lớn. Trong điều kiện nuôi, chúng ta phải cung cấp thức ăn bên ngoài như trùn chỉ, loăng quăng, hoặc gây nuôi tốt các động vật phiêu sinh và động vật đáy để có thể cung cấp tốt nguồn thức ăn tự nhiên cho cá…
Khi cá khoảng một tháng tuổi trở đi ăn thức ăn giống như cá trưởng thành, ăn tạp thiên về động vật như giun, ốc, trai, ấu trùng côn trùng. Cá còn ăn phân xanh, cám, bã đậu, thóc lép và các loại thức ăn tổng hợp dưới dạng viên hoặc sợi.
Cách phòng bệnh
Cá chép Nhật cũng có thể lây nhiễm bệnh tật, các bệnh thường gặp như ngứa mình, biếng ăn, lở da rụng vảy, đốm trắng hay lở môi. Cũng có những thuốc đặc trị bán sẵn trên thị trường. Khi cá có hiện tượng bị bệnh nên vớt ra những hồ chứa riêng để theo dõi và điều trị. Trường hợp nặng hơn phải nhờ tới bác sĩ thú y, không nên tự ý tìm cách điều trị. Sẽ khiến cá không khỏi mà lại chết sẽ mất công nuôi cho bạn.
Nguồn: vietq.vn