Bật mí kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z [Năm 2021]

Cẩm nang kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z của Nhựt Nguyễn
12 phút, 28 giây để đọc.

Kinh nghiệm chăm sóc mèo là một trong những thông tin vô cùng quý giá đối với những người yêu thú cưng. Bởi khi nuôi mèo, đây được coi như một quyết định lớn đối với bạn và cuộc sống của bạn những ngày sau đó. Chúng ta đều biết, mèo là loài động vật khó tính, hoạt bát. Nuôi chúng bạn phải rất kiên nhẫn và tỉ mỉ. Nếu nói trong quá trình phát triển của con người, giai đoạn khi là một đứa trẻ là lúc khó chăm sóc nhất thì nó đúng khi bạn nuôi mèo.

Nuôi mèo có khó không? Trong những thời kỳ mèo phát triển, chúng ăn gì? Làm sao để huấn luyện loài vật cưng này? Tất cả những thông tin bạn muốn biết sẽ được CNM chia sẻ trong bài viết này. Mong rằng nó hữu hiệu với bạn và giúp bạn khỏi bỡ ngỡ trong lần đầu tập chăm mèo!

Kinh nghiệm chăm sóc mèo trong nhà với môi trường thân thiện nhất

Khi thay đổi môi trường sống, mèo con rất rụt rè và lo sợ trước mọi thứ xung quanh. Để đảm bảo an toàn, bạn nên bố trí sẵn một góc nhỏ kín đáo dành riêng cho mèo. Đặc biệt là khi trong nhà còn nuôi thêm các loài thú cưng khác. Cứ để như thế khoảng vài tuần, tự khắc mèo con sẽ tập làm quen và thích nghi dần với môi trường mới. Để tạo mối quan hệ thân thiết với chú mèo, theo kinh nghiệm nuôi mèo của nhiều người, bạn cần làm thân với nó ngay từ khi còn nhỏ.

Thời gian là lúc mới bắt về được khoảng 1-2 tuần. Ở độ tuổi 10 -12 tuần tuổi, mèo còn nhỏ nên dễ ‘bén hơi’ với chủ hơn. Nếu để mèo lớn hay bắt mèo về nuôi khi nó đã lớn thì nó sẽ khó có thể quấn người. Thậm chí là vẫn giữ nguyên thói quen cũ và những tập tính hoang dã. Mỗi người sẽ có cách nuôi mèo trong nhà riêng. Nếu bạn thấy nó phù hợp với tính cách của mèo cưng của bạn thì có thể áp dụng ngay.

Chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc mèo như thế nào?

CNM “Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm nuôi mèo vì biết để nuôi 1 con mèo rất khó – cực kỳ mệt. Nên các bạn phải suy nghĩ kỹ trước khi nhận nuôi một em mèo. Nếu bạn đảm bảo tất cả những điều được ghi ra bên dưới thì hãy nuôi mèo. Tất cả những gì bên dưới đều là tối thiểu để nuôi một em mèo”.

Chăm mèo trong từng gia đoạn có sự khác nhau

Chăm mèo dưới 6 tuần tuổi như thế nào cho đúng?

Dấu hiệu nhận biết

Nhận biết: tròng mắt màu xanh dương đậm hoặc xanh lục hơi đục. Chỉ có răng nanh hoặc không có, không thể đứng thẳng người, còn bò.

+ Cách tốt nhất là tìm mèo mẹ cho bú ké, để mèo mẹ hoà thuận với mèo mới. Bằng cách lấy nước tiểu của mèo con do mèo mẹ sanh, thấm vào khăn và trét hết người mèo con vừa nhặt về.

+ Trường hợp tìm không được mèo mẹ thì chăm sóc như sau:

– Ủ ấm tối đa có thể 24/7 bằng khăn lông, áo thun, xếp nhiều lớp. Khăn lông/áo thun càng mỏng càng tốt, xêp nhiều lớp sẽ ấm hơn là lót một cái dày.

– Mua sữa tiệt trùng 6000VND/gói + bình sữa dành cho mèo/chó con ở các cửa hiệu thú y. Nếu không mua được có thể dùng xilanh mua ở các hiệu thuốc Tây. Trước khi cho bú nhớ đun ấm sữa (để nguôi vừa đủ – khoảng 40 độ) và làm sạch xilanh (bình sữa) bằng nước sôi.

Cách chăm sữa cho mèo

Mua thêm viên can-xi 6000VND/viên tại các hiệu thú y. Tán nhuyễn, hoà vào sữa cho mèo bú. Mỗi ngày 1/6 viên. Một viên dành cho 10kg/ngày nên mèo con chỉ cần 1/8 – 1/6 viên cho một ngày là đủ. Ngày cho bú 3-4 lần cách đều.

Nếu mèo khoẻ và đã bắt đầu mọc răng có thể lấy nước canh (nước thịt) cho uống xen kẽ.

– Nếu tiêu chảy khi uống sữa, lập tức mang đến bác sĩ thú y. Nhưng việc cho uống sữa thay bằng nước cơm hoặc cháo loãng được nêm muối đường. Cho uống kèm nước biển khô (đã pha) Oresol (có bán trên các hiệu thuốc tây) pha với it đường.

– Phơi nắng mỗi ngày 45 phút (từ 7-10h sáng lúc nào cũng được, không phơi sau 10h).

– Do còn bé chưa thể tự đi vệ sinh được nên người chăm phải dùng khăn mềm chà nhẹ vào chỗ kín giúp mấy bé đi vệ sinh.

– Một số trường hợp ko tiêu hoá sữa tươi, các bạn có thể dùng Diealac hoặc của Vinamilk, sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Nói chung cũng tuỳ cơ địa mỗi đứa.

Chăm mèo từ 6 tuần tuổi đến 10 tuần tuổi như thế nào cho đúng?

Dấu hiệu nhận biết

Nhận biết: mèo có răng, đứng thẳng người, có khả năng chạy nhảy. Màu mắt xanh lục hoặc vàng đục đối với mắt xanh lá hoăc vàng/cam. Màu xanh dương nhạt đối với mèo mắt xanh dương.

– Ngày cho bú sữa hai lần như trên.

– Vẫn 1/8 – 1/6 viên can-xi mỗi ngày.

– Cho ăn cơm trộn nhuyễn với cá, thịt gà, thịt heo, tép. Ngày hai bữa. Sáng sữa, trưa cơm, chiều cơm, tối sữa. Nên tập thói quen cho mèo ăn và ngủ theo cử từ giai đoạn này. Tối sau 11h bắt côt vào ổ để tập cho ngủ đêm, sáng 6h mở dây. Chịu khó thì sau này mèo sẽ ngoan, không phá đêm.

– Không cho ăn xương quá sớm, hệ tiêu hoá chưa tốt.

Nên cho ăn thịt gà và dặm vitamin, can-xi trong giai đoạn này. Vì đây là giai đoạn phát triển rõ nhất của mèo. Càng chăm tốt thì sức khoẻ của mèo lớn sau này càng tốt. Nên cho ăn thịt gà, có lợi cho sự phát triển của mèo.

Kinh nghiệm chăm sóc mèo giai đoạn này

Mèo dưới 10 tuần tuổi hệ tiêu hoá rất yếu. Nếu bị tiêu chảy, phải lập tức cho đi thú y. Ngừng uống sữa, cho ăn cháo trộn nước thịt, nước cá, thịt và cá phải tán thật nhuyễn cho uống. Uống kèm nước biển khô Oresol pha với it đường. Uống càng nhiều nước biển càng tốt. Mèo không thể thiếu nước.

– Mèo nếu khoẻ, không còn đi phân lỏng, có thể tiến hành xổ giun cho bé.

– Tập tắm từ giai đoạn này, tắm bằng nước ấm, 40-45 độ. Sử dụng dầu tắm cho mèo hoặc dầu trị chí Y LANG có bán ở hiệu thuốc tây. Mỗi tháng tắm một lần.

Phơi nắng mỗi ngày 45 phút (từ 7-10h sáng lúc nào cũng được, không phơi sau 10h).

Một số trường hợp không tiêu hoá sữa tươi, các bạn có thể dùng Diealac hoặc của Vinamilk, sữa bột dành cho trẻ em dưới 6 tháng tuổi. Nói chung, với kinh nghiệm chăm sóc mèo cũng tuỳ cơ địa mỗi đứa!

Tùy vào cơ địa của từng chú mèo mà sẽ có các cách chăm khác nhau

Chăm mèo từ 3-6 tháng tuổi như thế nào cho đúng?

Dấu hiệu nhận biết

Nhận biết: tròng mắt bắt đầu trong hơn, không còn đục nữa. Mèo sẽ thay đổi màu mắt giai đoạn này một lần nữa rồi giữ màu mắt đó vĩnh viễn. Răng nanh bé, có độ trong.

– Giảm sữa, hoặc cắt hẳn. Vẫn khuyến khích cho uống sữa ngày hai lần. Vì đây là giai đoạn quyết định độ to con của mèo. Chăm càng kỹ thì càng béo.

– Xổ giun mỗi tháng một lần (mèo dưới 6 tháng tuổi phải xổ giun mỗi tháng).

– Chích ngừa dại ở tháng thứ ba, cách một tuần sau khi xổ giun. (khoảng 40-60k/mũi).

– Chích gluco ngừa ba bệnh, cách một tuần sau khi chích ngừa dại. Gồm hai mũi, mỗi mũi cách nhau một tháng. (Khoảng 380-450k/mũi).

– Cho ăn thêm rau xắt nhuyễn trộn vào cơm. Không nên cho ăn chỉ mỗi cá hoặc chỉ mỗi thịt heo. Cá và thịt gà xen kẽ là lựa chọn tốt nhất cho mèo. Vẫn duy trì cho uống can-xi.

Kinh nghiệm chăm sóc mèo giai đoạn này

* Tập cho ăn hạt khô từ tuần thứ 10. Chỉ cho ăn duy nhất của Royal Canin để không gây sạn thận sau này cho bé. Tất cả các loại khác đều có khả năng gây sạn thận (whiskat, me-o, v.v…).

Mèo dưới 4 tháng ăn KITTEN 36 của Royal Kanin. Mèo trên 5 tháng có thể dùng loại khác của Royal. Thậm chí là hạt khô cho chó vì thức ăn cho chó rẻ hơn cho mèo.

* Nên tập cho ăn hạt khô. Vì khi bạn đi xa hoặc nhiều việc có thể để sẵn ở ngoài một thau, mèo sẽ ăn từ từ. Royal Kanin ko nêm quá mặn, không gây nghiện cho mèo. Nên sẽ không lo mèo háu ăn, ăn liên tục dẫn đến béo phì.

* Nếu ăn hạt khô phải cho mèo uống thật nhiều nước. Để sẵn thùng nước, 2-3 ngày thay một lần. Tráng thùng, tránh vi sinh vật, rêu từ nước tạo ra ở đáy thùng.

*Phơi nắng mỗi ngày 45 phút (từ 7-10h sáng lúc nào cũng được, không phơi sau 10h).

Chăm mèo trên 6 tháng tuổi như thế nào cho đúng?

Nhận biết: mắt mèo rất trong, đồng tử và màu đen và tròng mắt rõ ràng màu sắc. Răng còn rất trắng. Ranh nanh to.

– Nuôi thoải mái, nựng tát thoải mái.

Chăm mèo từ 8 tháng tuổi trở đi như thế nào cho đúng?

Kinh nghiệm nuôi mèo từ 8 tháng tuổi trở đi: triệt sản!

Kinh nghiệm chăm sóc mèo từ hai tuổi trở đi: như mèo 6 tháng tuổi, nhưng chân răng bắt đầu vàng, mèo càng lớn tuổi răng càng vàng. Một số mèo nuôi được cho đi cạo vôi răng thì răng sẽ ít vàng hơn hoặc vẫn còn trắng. Rất khó thân thiện, tốt nhất không nên đổi chủ sau hai tuổi.

Sau một tuổi tái chích định kỳ mỗi năm lại một lần hai mũi: ngừa dại và gluco ngừa ba bệnh (đã chích hai mũi đầu tiên rồi thì mỗi năm chỉ nhắc lại một lần lần mũi, không còn hai mũi như lần đầu).

Huấn luyện mèo đi vệ sinh đúng chỗ

Trong toilet hoặc thau cát: nếu nó đi bậy lần đầu, không nên đánh mà lấy một cái khăn nhỏ (sẽ vứt khăn đi) lấy khăn chậm nước tiểu hoặc túm phân của mèo lại, đặt vào vị trí muốn nó đi vệ sinh. Nếu lần thứ hai đi bậy, bằng mọi giá phải túm được nó NGAY-LÚC-ĐÓ. Giữ chặt phần da ở cổ, xách lên dí đầu vào đống nước tiểu (hoặc phân) mắng nó rồi xách nó sang vị trí muốn nó đi vệ sinh (đã có cái khăn thấm nước tiểu). Dí đầu nó lần hai và dặn đi vệ sinh ngay chỗ này. Làm 2-3 lần nó sẽ quen. Chỗ đi vệ sinh không đúng của mèo, vệ sinh bằng dầu hôi hoặc xăng để khử mùi.

Mèo quá nghịch ngợm nuôi ra sao?

Đối với mèo dưới hai năm tuổi, tát một phát thật mạnh vào mông hoặc đầu (tránh tuyệt đối phần bụng). Mèo trên hai năm tuổi, bế lại nói nhỏ nhẹ. Mèo trên hai năm sẽ khó dạy hơn mèo nhỏ. Nói nhỏ nhẹ như-những-người-trưởng-thành với nhau. Nó sẽ nghe, thật đấy.

Mèo xù có khó nuôi như bạn nghĩ?

Khuyến khích tập mèo đi thau cát, để tránh vấy bẩn vào lông. Nửa tháng phải tắm 1 lần. Mỗi lần tắm xong phải lau thật kỹ, tránh ẩm gây nấm. Rất tội cho mèo xù.

Mèo xù không khó chăm như chúng ta thường nghĩ

Những lưu ý nhất định bạn phải biết

Vệ sinh mèo

– Hệ tiêu hoá của Mèo ko chịu được các loại chất ngọt từ Sữa. Chỉ cho uống sữa tiệt trùng KHÔNG ĐƯỜNG! Mèo trên 6 tháng tuổi, hoặc mèo khoẻ thì không sao, nhưng nếu mèo yếu ăn phải chất đường có trong sữa sẽ bị tiêu chảy rất khó trị.

– Mua lọ natri-clorua 9% ở các hiệu thuốc tây để tra mắt và tra mũi cho mèo nếu viêm mắt hoặc viêm mũi. Một lốc 10 chai (khoảng 30.000VND).

– Ngoáy tai mỗi tháng một lần bằng tăm bông cho trẻ em. Mèo xù có lỗ tai bé hơn mèo ta nên cần lưu ý vệ sinh tai cho bé thường xuyên hơn.

– Tắm một tháng một lần với nước ấm – trời lạnh không tắm.

– Phơi nắng – phơi nắng – phơi nắng và phơi nắng (từ 7h – 10h sáng lúc nào cũng được, mỗi ngày 1 tiếng) – nhất là đối với mèo dưới 3 tháng tuổi.

– Nuôi cố định một không gian (ví dụ tuyệt đối không cho đi ra khỏi nhà, lên nóc nhà, sân thượng, v.v…) nếu phát hiện, tát một phát thật mạnh vào mông hoặc xách cổ (phần da ở cổ) lôi vào nhà và tát mạnh vào mông. Việc nuôi cố định này đối với mèo từ 6 tháng tuổi trở xuống sẽ hạn chế việc mèo đi chơi, đi lang thang lung tung. Dưới 6 tháng tuổi, tuyệt đối không cho ra ngoài đường thì khi lớn mèo sẽ không bao giờ đi chơi nữa.

Thăm khám tại các cơ sở y tế

Tiêm ngừa: LÀM-SỔ Y-TẾ để tránh tình trạng mấy con đĩ dân phòng tàn nhẫn bắt hốt hoặc làm tiền.

* Với các bạn không có điều kiện thì không chích gluco cũng được NHƯNG vẫn nên xổ giun và chích dại để làm sổ y tế cho bé.

* Mỗi năm tái chích một lần.

Các địa chỉ thú y tin cậy: (Thành phố Hồ Chí Minh)

+ Bác sĩ Toàn: 101 Nguyễn Văn Lạc, Bình Thạnh (sau chợ Thị Nghè) – giá tương đối.

+ Pet P ro: 31 Vạn Kiếp, Q. Bình Thạnh – phòng khám bình thường, giá rẻ, mát tay với các thể loại tiêu chảy và nấm da, viêm da. – CÓ LƯU CHUỒNG.

+ New Pet: 53 Đặng Dung – phòng khám máy lạnh, sạch sẽ, giá mắc nhưng chất lượng. Làm đẹp cho thú cưng. Khám các bệnh nặng như gãy xương, nội soi, phẩu thuật v.v… CÓ LƯU CHUỒNG.

+ Bác sĩ Hoàng (đệ tử bác sĩ Toàn thị Nghè) giá rẻ – khám tại nhà: 0122 7747 101.

>> Xem ngay những tin tức mới nhất liên quan đến Chăm sóc mèo cảnh

Nguồn: thucung.farmvina.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chăm sóc mèo cảnh

Cách cắt móng cho mèo nhẹ nhàng và đơn giản, không gây đau đớn

Khi nuôi mèo trong nhà thì việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng là điều rất cần thiết. Nhất là …
Xem Chi Tiết
Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Chăm sóc mèo là một trong những việc vô cùng khó khăn và vất vả. Tại sao chúng tôi lại …
Xem Chi Tiết
Cẩm nang kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z của Nhựt Nguyễn

Bật mí kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z [Năm 2021]

Kinh nghiệm chăm sóc mèo là một trong những thông tin vô cùng quý giá đối với những người yêu …
Xem Chi Tiết
Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Nuôi mèo, đã bao giờ bạn thấy mèo cào thảm, sofa, chăn,… trong nhà mình hay chưa? Thậm chí, chúng …
Xem Chi Tiết
Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết

Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết chưa?

Mèo có khả năng tự làm sạch đôi tai của mình không? Chúng ta có cần vệ sinh giúp chúng …
Xem Chi Tiết
Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Mèo là loài động vật rất khó tính và khó chăm sóc. Không phải vì yêu mèo mà bạn có …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cách chăm sóc cá rồng khỏe mạnh, lớn nhanh

Hãy lưu tâm những kỹ thuật chăm sóc loài cá rồng đắt giá

Tên gọi cá Rồng có lẻ còn khá xa lạ đối với nhiều người. Chỉ những tín đồ đam mê …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi cá chép nhật

Nuôi và chăm sóc cá chép Nhật tương đối công phu

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá cảnh phổ biến, trong đó không thể nhắc đến cá …
Xem Chi Tiết
cá chuột mỹ

Cá chuột Mỹ – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi mà không phải ai cũng biết

Cá Chuột Mỹ thường hay lựa chọn ở phần đáy bể để sinh sống. Chúng khó có thể tự mình …
Xem Chi Tiết
cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà beo – hướng dẫn chăm sóc đơn giản mà hiệu quả cho người mới tập tành nuôi

Cá tỳ bà beo khá là dễ nuôi, chúng có thể bị thuần hóa một cách dễ dàng và cực …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Hướng dẫn nuôi Gà đuôi dài Nhật Bản đúng cách

Gà đuôi dài có khó nuôi như những lời đồn đoán?

Ngày nay, thời đại phát triển, nền kinh tế của người dân Việt Nam ổn định hơn thuở sơ khai …
Xem Chi Tiết

Hướng dẫn chăm sóc gà tre Thái Lan cho những “tay chơi gà” thứ thiệt

Thú chơi gà chọi có từ lâu đời, nó trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày hội …
Xem Chi Tiết
gà tre Nhật Bản, hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Gà tre Nhật Bản và cách chăm sóc gà tre đúng cách

Hệ chơi “gà kiểng” trên thế giới không còn xa lạ với nhiều quốc gia . Ở châu Á có …
Xem Chi Tiết
Gà kiểng đẹp

Gà kiểng serama cần được chăm như thế nào là tốt nhất?

Gà Serama hay còn gọi là gà tre Mã Lai hoặc gà thượng lưu hay gà vương giả. Chúng là một giống …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

10 bí quyết chăm sóc cho bé thỏ nhà bạn tốt hơn

Phát hiện những loại thảo mộc siêu tốt cho thỏ cưng nhà bạn

Thảo mộc luôn được biết đến là rất tốt cho con người. Không giống như các loại thuốc khác, thảo …
Xem Chi Tiết
Cách chăm sóc các loài Vẹt cảnh đuôi dài

Thật bật ngờ với những kinh nghiệm chăm sóc Vẹt cảnh đuôi dài

Chim vẹt là một trong những loài chim thông minh nhất trên thế giới. Không những vậy, chúng còn có …
Xem Chi Tiết
Mách bạn cách chọn thức ăn cho chim trĩ

Thấu hiểu tất cả các loại thức ăn cho chim trĩ tốt nhất

Như các bạn đã biết chim trĩ đỏ (hay còn gọi là chim trĩ cổ đỏ) thường cư trú ở …
Xem Chi Tiết
Chim công

Mức độ nguy hiểm của bệnh thường gặp ở chim công

Có thể bạn cũng biết chim công là tên gọi chung của chim công. Trên thực tế có 3 loài …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Chim vẹt Yến Phụng

Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ mô hình nuôi chim vẹt Yến Phụng

Từ thời xa xưa, những gia đình giàu có thường có nuôi một con vật để làm thú cưng trong …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật nuôi nhím kiểng

Kỹ thuật nuôi nhím kiểng dành riêng cho những ai yêu động vật

Có rất nhiều loại thú cưng đa dạng hiện nay xuất hiện trên thị trường như: nhím kiểng, cá kiểng, …
Xem Chi Tiết
Kinh doanh cá cảnh mini trở nên hot hiện nay

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh thành công dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

Ngày nay, nhiều người lựa chọn nuôi các con vật làm cảnh. Trong đó có thể nhắc đến việc nuôi …
Xem Chi Tiết
nuôi tắc kè hoa

Làm thế nào để nuôi Tắc kè hoa trong nhà làm cảnh?

Thời đại ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng ngày …
Xem Chi Tiết