Hệ chơi “gà kiểng” trên thế giới không còn xa lạ với nhiều quốc gia . Ở châu Á có Thái Lan là nước có phong trào gà kiểng rất sôi động. Nổi tiếng là một trong những nước xuất khẩu gà kiểng hàng đầu thế giới. Thái Lan là nơi đổ gà mạnh nhất trong khu vực. Người Thái mang giống gà tre Nhật về đổ để cung cấp cho dân chơi gà kiểng ở nhiều nước. Cùng Cnm khám phá điều thú vị nhé.
Mục lục
Phong trào chơi gà kiểng du nhập về Việt Nam
Ở Việt Nam, phong trào chơi gà kiểng đang phát triển và ngày càng mạnh mẽ tại thị trường. Một con gà kiểng có trọng lượng 500g lượng thức ăn tiêu tốn chỉ bằng 1/3 con gà công nghiệp. Nhưng giá trị của nó đem lại có thể cao gấp vài chục lần con gà công nghiệp. Trước đây, người nuôi gà để dùng đá độ. Sau đó, thú chơi gà kiểng nhen nhóm trở lại rồi phát triển mạnh đến nay ở khắp nơi.
Tại Việt Nam, hầu hết xu hướng chơi gà kiểng đều bắt nguồn từ thị trường Thái Lan. Cơn sốt này đã tạo nên một làn sóng khá mạnh mẽ với những tay chơi thứ thiệt. Đỉnh điểm là năm 2008, hầu hết những con gà kiểng đẹp, ngầu, sặc sỡ, đều được nhập khẩu từ Thái Lan. Nhiều dân buôn trong ngành bán tại dọc biên giới, tại vị trí giáp Campuchia, giá rẻ mà độc lạ. Nhưng để thưởng thức thú vui này, giới trẻ thời ấy, cũng như các bậc phụ huynh, lão làng tiêu tốn biết bao nhiêu tiền của. Công sức để sở hữu những chiến binh “Gà kiểng” đẹp nhức nách.
Gà Chọi Chabo – Giống gà kiểng nguồn gốc Nhật Bản
Với những người am hiểu và yêu thích gà chọi thì không còn xa lạ với gà Chabo hay tên gọi khác là gà bantam Nhật Bản hay gà tre Nhật Bản. Được biết đây là giống gà có nguồn gốc từ Nhật Bản. Với vẻ đẹp về ngoại hình gà tanbam Nhật Bản được nuôi để làm kiểng trong những khu vườn nhà.
Gà tanbam Nhật Bản được nuôi khác vât vả và cầu kì vì nếu nuôi ga không đúng phương pháp sẽ làm cho màu và lông của gà không đẹp như ý muốn. Ở Việt Nam giống gà này không còn xa lạ với mọi người nhưng chủ yếu được biết đến với cái tên là gà tre Thái bởi phần lớn gà tanbam được du nhập qua Việt Nam bởi Thái Lan.
Nghiên cứu trong ngành ” gà kiểng” quốc tế
Theo nhiều thông tin thì nguồn gốc xa xưa của gà tre nhật có thể là ở vùng Đông Nam Á, nơi mà người dân có truyền thống nuôi gà từ lâu. Gà tre dường như đã gắn liền với những nét văn hóa của Nhật Bản. Gà tanbam xuất hiện trong hội họa Nhật Bản ngay sau thời kỳ đóng cửa với thế giới bên ngoài, khoảng những năm 1635, và nó cũng xuất hiện trong hội họa Hà Lan vào cùng thời điểm.
Theo một số nghiên cứu cho bho rằng có lẽ các nhà buôn gia vị người Hà Lan đã mang gà tre vào Nhật từ những cảng biển ở vùng Đông Nam Á như Hội An (Việt Nam). Hay Java (Indonesia) vốn cũng là thuộc địa của Hà Lan vào thời đó. Từ “chabo” bắt nguồn từ ngôn ngữ Java “chabol” hay “cebol” có nghĩa là “lùn”. Ap dụng cho cả người lẫn giống gà chân ngắn này.
Tiêu chuẩn gà tre dưới góc nhìn của Anh Quốc
Lần lượt gà chabo xuất hiện ở Đức vào đầu thế kỷ 19, sau đó xuất hiện tại Anh vào năm 1860 và được triển lãm rộng rãi từ năm 1910. Câu lạc bộ lai tạo đầu tiên hình thành ở Anh vào năm 1921 và bị gián đoạn một thời gian trong khi Thế Chiến II diễn ra.
Nó tái hoạt động vào năm 1961 và phát triển cho đến tận ngày nay. Tiêu chuẩn gà tre nhật với chân ngắn và thân tròn chỉ xuất hiện trong bản Tiêu Chuẩn Gia Cầm Nhật Bản (Poultry Standard of Japan) vào năm 1941 mặc dù giống gà đã xuất hiện từ thế kỷ thứ 16.
Hình dáng của những chú gà tre Nhật Bản
Những chú gà tre Nhật Bản không có kích thích lớn mà ngược lại gà có trọng lượng và hình dáng nhỏ. Và dáng đi lệt bệt, gà trống nặng từ 510 – 620 g. Gà mái nặng từ 400 – 510 g), gà có hình dáng thấp, rộng và mập với ngực nở và đuôi dựng thẳng.
Có thể vì những nét “kì lạ” có phần khác biệt đó đã khiến mọi người yêu thích giống gà độc đáo này. Hình dáng gà rất phù hợp với mồng rất to. Đầu to và rộng, cử động mạnh mẽ và cong đều, mắt to. Mồng lá, to, dựng thẳng và chia đều với từ 4 đến 5 gai. Viền mồng phải đi đôi với gáy. Mặt nhẵn nhụi, tai cỡ trung bình, đỏ và không lem trắng. Tích thụng và lớn. Cổ tương đối ngắn, cong về phía sau và có nhiều lông bờm phủ lên vai. Mồng lớn, gai mồng phân đều, dựng thẳng mặc dù mồng đổ về một bên không phải là tật.
Thân gà tròn và rộng với phần lưng (giữa cổ và lông mã) cực ngắn. Vì cơ thể nhỏ nên lưng gà cũng không dài rất, rộng và nếu nhìn ngang thì nó có hình chữ U. Nhưng hình dáng được miêu tả như trên chỉ có khi gà còn nhỏ còn khi trưởng thành phần thân ngắn, thấp, rộng và bộ ngực rất đầy đặn, tròn và nhô hẳn ra phía trước vô cùng “oai vệ”. Cánh lớn với chóp gần chạm đất tạo ra dáng vẻ oai vệ mỗi khi bước đi. Cánh dài với chóp chấm đất ở ngay điểm cuối của thân.
Nguồn: monnhatban.com