Cá Phát Tài – Liệu có mang đến tài lộc giống như tên gọi của nó?

Ý nghĩa về phong thủy của cá Phát Tài
6 phút, 8 giây để đọc.

Cá Phát Tài không chỉ được nuôi làm thú chơi tao nhã mà còn có ý nghĩa cầu may trong phong thủy. Vậy loài cá này là cái gì, có thú vị không, có khó nuôi không? Hãy cùng CNM khám phá ngay loài cá cảnh này trong bài viết dưới đây thôi nào! Cá Phát Tài hay còn gọi là cá Tai Tượng, có tên quốc tế là Osphronemus goramy – một loài cá có nguồn gốc từ châu Á, đặc biệt phổ biến ở Đông Nam Á.

Một số đặc điểm của cá phát tài

  • Đây là loài cá mạnh mẽ, tính cách hơi hung dữ nên thường được nuôi chung với cá rồng.
  • Có thể thích nghi tốt với điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Kích thước trung bình phụ thuộc vào độ tuổi.
  • Chiều dài tối đa có thể đạt 70 cm, và trọng lượng tối đa khoảng 10 kg.
  • Tuổi thọ lâu dài, lên đến 20 năm.
  • Khi còn nhỏ, đầu của chúng rất nhọn, có rất nhiều sọc chéo từ lưng đến bụng. Khi lớn, đầu trở nên cùn, và trên đầu xuất hiện các sọc chéo nhỏ, dần dần nhạt dần.
  • Có phần lưng cong, thân hình dẹt giống như cá rô phi, mắt lồi, miệng rộng, môi dày và bị trề ở phần môi dưới.
  • Vây dài, phần vây mang hình cánh quạt, vây ngực giống như sợi râu, vây hậu môn mọc song song với vây lưng đồng thời có xu hướng xòe rộng rất đẹp mắt.
  • Khắp cơ thể được phủ một lớp vảy cứng, tròn màu hồng hoặc ánh bạc.

Ý nghĩa về phong thủy của cá Phát Tài

Ý nghĩa về phong thủy của cá Phát Tài

– Cái tên của chúng cũng dễ cho chúng ta hình tượng về loại cá này trong phong thủy

– Cá mang đến ” Tài lộc” , thịnh vượng cho gia chủ

– Từ vảy cá lấp lánh như kim tiền khiến gia đình sung túc , gặp nhiều may mắn

Câu chuyện đời thực chúng tôi từng chứng kiến tận mắt:

– Một Ông chủ hàng cà phê trong khu phố có một cặp cá Phát Tài rất to size khoảng 60cm, ông rất yêu chúng chăm sóc từng miếng ăn đến thay nước hàng tuần , mặc dù ông đã ở độ tuổi gần 70. Không may ông bị tai nạn nhẹ ở cánh tay thì cặp cá của ông đã bỏ ăn suốt 1 tuần liền , ai cho ăn gì cũng không ăn . Sau 1 tuần ông bình phục thì cặp cá mới bắt đầu ăn lại mà cũng chính tay ông cho ăn mới được. Bởi vậy không đơn giản mà loài cá này được yêu chuộng ở rất nhiều gia đình vì rất khôn ngoan và mang phong thủy tốt.

Phân loại cá phát tài

Hiện nay, ở nước ta đang thịnh hành nuôi 4 dòng cá tai tượng là:

  • Cá phát tài đỏ: hay còn được gọi với cái tên cá hồng kỳ phát tài, là loại quý hiếm và có giá thành đắt nhất trong các loại cá phát tài làm cảnh. Đặc điểm nổi bật là lớp vảy trên thân thường ánh lên dải màu vô cùng đẹp mắt.
  • Cá phát tài vàng: dòng này được người nuôi khá ưa chuộng bởi toàn thân được phủ một lớp vảy màu vàng chanh bắt mắt.
  • Cá phát tài trắng: cũng được xếp vào dòng cá phát tài phổ biến nhất với màu trắng tinh khiết.
  • Cá phát tài da beo: có lớp da bóng cùng những vằn hoa màu đỏ khá lạ mắt tạo nên vẻ đẹp được đánh giá ngang hàng với dòng cá phượng hoàng và cá thần tiên. Đây cũng là loài thuộc top dữ dằn nhất, sinh trưởng nhanh và thể trạng cực tốt.

Thông số kĩ thuật về hồ và nước nuôi cá

– Vì loại cá này rất lớn nên cần chuẩn bị hồ dài trên 1m2 , rộng trên 60 để cá có thể bơi quay đầu

– Nên dùng kính cường lực , hoặc kính bình thường trên 10 li vì khi lớn cá rất mạnh mẽ có thể tung nứt hồ

– Người chơi nên học hỏi kinh nghiệm về hồ và lọc trước khi nuôi loại cá này vì chúng cần một bộ lọc lớn tương đương

với hồ để tải hết lượng phân cá thải ra

Thông số về nước:

– Nhiệt độ : 25- 30 độ

– pH : 6.5- 7.0

– độ cứng(dH) : 5-25

Chế độ ăn và thức ăn

Phát tài là loài ăn tạp: nên thức ăn rất phong phú như thịt bò , tôm , rau xà lách, cam vv..

– Cho ăn ngày từ 1-2 lần ( lượng thức ăn vừa phải)

– Có thể cho ăn cám viên bổ sung những vi lượng khác

– Cho cá ăn dứt khoát vì tránh cá ham mồi; va chạm vào cạnh hoặc cùm trên của hồ gây thương tích

Hành vi

Hành vi

– Một trong những loài cá nuôi cộng đồng tốt; tính khí hiền lành nhưng đôi khi cũng rất hung dữ.

– Khi chúng trưởng thành nếu tấn công thường cắn môi nhau và quẫy mạnh hoặc húc vào bụng đối phương.

– Hạn chế cho ăn cá sống trong khi nuôi cộng đồng; vì chúng có thể lầm tưởng các loài cá nhỏ khác là thức ăn.

– Cá Lớn thường rất rất hung hăng khi nuôi trong bể nhỏ ( các bạn nên chú ý điều này).

Giới tính và sinh sản

Giới tính

Con đực có vây lưng và vây hậu môn dài hơn và nhọn hơn. Con đực trưởng thành cũng sẽ phát triển một ‘cái u ‘ lớn hơn. Vây lưng và hậu môn của cá mái sẽ tròn hơn và chúng có môi dày hơn cá trống.

Sinh sản

Giống như hầu hết cá trong loài này, Phát tài là loài xây dựng tổ bọt. Việc lai tạo tương đối dễ dàng nhưng là một nhiệm vụ khó khăn khi thực hiện trong bể cá. Cung cấp một bể nuôi đủ lớn cho những con cá khổng lồ này có lẽ là thách thức lớn nhất. Nó giúp chúng trưởng thành và có thể sinh sản vào khoảng 6 tháng tuổi; với chiều dài khoảng 4 3/4 inches (12 cm). Chúng vẫn sẽ yêu cầu một bể nuôi sinh sản rất lớn.

Trong tự nhiên, con đực sẽ xây một cái tổ hình quả bóng ra khỏi những cây nhỏ ngay dưới mặt nước. Chúng có kích thước khác nhau nhưng thường rộng khoảng 16 “(40 cm) và sâu 12” (30 cm). Một lối vào hình tròn, khoảng 4 “(10 cm) trên, luôn luôn chỉ vào nơi nước sâu nhất. Các tổ được xây dựng chủ yếu vào tháng Tư và tháng Năm, mặc dù sinh sản diễn ra trong suốt cả năm. Con trống sẽ mất 8 đến 10 ngày để xây dựng tổ của mình, neo nó để sậy bắt nguồn từ 6 – 10 “(15-25 cm) dưới mặt nước.

Cá Mái sẽ cho ra khoảng 1.500 đến 3.000 trứng. Trứng của chúng cũng như cá con, nhẹ hơn nước và nổi lên trên. Cá trống sẽ thu thập những quả trứng trong miệng của mình và đặt chúng trong tổ của mình. Trứng nở trong khoảng 40 giờ và cá trống sẽ bảo vệ con cái trong khoảng 14 ngày sau khi sinh sản.

Nguồn: Thuyte.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chăm sóc mèo cảnh

Cách cắt móng cho mèo nhẹ nhàng và đơn giản, không gây đau đớn

Khi nuôi mèo trong nhà thì việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng là điều rất cần thiết. Nhất là …
Xem Chi Tiết
Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Chăm sóc mèo là một trong những việc vô cùng khó khăn và vất vả. Tại sao chúng tôi lại …
Xem Chi Tiết
Cẩm nang kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z của Nhựt Nguyễn

Bật mí kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z [Năm 2021]

Kinh nghiệm chăm sóc mèo là một trong những thông tin vô cùng quý giá đối với những người yêu …
Xem Chi Tiết
Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Nuôi mèo, đã bao giờ bạn thấy mèo cào thảm, sofa, chăn,… trong nhà mình hay chưa? Thậm chí, chúng …
Xem Chi Tiết
Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết

Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết chưa?

Mèo có khả năng tự làm sạch đôi tai của mình không? Chúng ta có cần vệ sinh giúp chúng …
Xem Chi Tiết
Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Mèo là loài động vật rất khó tính và khó chăm sóc. Không phải vì yêu mèo mà bạn có …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cách chăm sóc cá rồng khỏe mạnh, lớn nhanh

Hãy lưu tâm những kỹ thuật chăm sóc loài cá rồng đắt giá

Tên gọi cá Rồng có lẻ còn khá xa lạ đối với nhiều người. Chỉ những tín đồ đam mê …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi cá chép nhật

Nuôi và chăm sóc cá chép Nhật tương đối công phu

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá cảnh phổ biến, trong đó không thể nhắc đến cá …
Xem Chi Tiết
cá chuột mỹ

Cá chuột Mỹ – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi mà không phải ai cũng biết

Cá Chuột Mỹ thường hay lựa chọn ở phần đáy bể để sinh sống. Chúng khó có thể tự mình …
Xem Chi Tiết
cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà beo – hướng dẫn chăm sóc đơn giản mà hiệu quả cho người mới tập tành nuôi

Cá tỳ bà beo khá là dễ nuôi, chúng có thể bị thuần hóa một cách dễ dàng và cực …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Hướng dẫn nuôi Gà đuôi dài Nhật Bản đúng cách

Gà đuôi dài có khó nuôi như những lời đồn đoán?

Ngày nay, thời đại phát triển, nền kinh tế của người dân Việt Nam ổn định hơn thuở sơ khai …
Xem Chi Tiết

Hướng dẫn chăm sóc gà tre Thái Lan cho những “tay chơi gà” thứ thiệt

Thú chơi gà chọi có từ lâu đời, nó trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày hội …
Xem Chi Tiết
gà tre Nhật Bản, hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Gà tre Nhật Bản và cách chăm sóc gà tre đúng cách

Hệ chơi “gà kiểng” trên thế giới không còn xa lạ với nhiều quốc gia . Ở châu Á có …
Xem Chi Tiết
Gà kiểng đẹp

Gà kiểng serama cần được chăm như thế nào là tốt nhất?

Gà Serama hay còn gọi là gà tre Mã Lai hoặc gà thượng lưu hay gà vương giả. Chúng là một giống …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách chăm sóc các loài Vẹt cảnh đuôi dài

Thật bật ngờ với những kinh nghiệm chăm sóc Vẹt cảnh đuôi dài

Chim vẹt là một trong những loài chim thông minh nhất trên thế giới. Không những vậy, chúng còn có …
Xem Chi Tiết
Mách bạn cách chọn thức ăn cho chim trĩ

Thấu hiểu tất cả các loại thức ăn cho chim trĩ tốt nhất

Như các bạn đã biết chim trĩ đỏ (hay còn gọi là chim trĩ cổ đỏ) thường cư trú ở …
Xem Chi Tiết
Chim công

Mức độ nguy hiểm của bệnh thường gặp ở chim công

Có thể bạn cũng biết chim công là tên gọi chung của chim công. Trên thực tế có 3 loài …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để nuôi chim Chào Mào con lớn nhanh và hót hay

Từ xa xưa mọi người đã nuôi chim Chào Mào trước của nhà mình, vừa là để nghe tiếng hót …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Chim vẹt Yến Phụng

Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ mô hình nuôi chim vẹt Yến Phụng

Từ thời xa xưa, những gia đình giàu có thường có nuôi một con vật để làm thú cưng trong …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật nuôi nhím kiểng

Kỹ thuật nuôi nhím kiểng dành riêng cho những ai yêu động vật

Có rất nhiều loại thú cưng đa dạng hiện nay xuất hiện trên thị trường như: nhím kiểng, cá kiểng, …
Xem Chi Tiết
Kinh doanh cá cảnh mini trở nên hot hiện nay

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh thành công dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

Ngày nay, nhiều người lựa chọn nuôi các con vật làm cảnh. Trong đó có thể nhắc đến việc nuôi …
Xem Chi Tiết
nuôi tắc kè hoa

Làm thế nào để nuôi Tắc kè hoa trong nhà làm cảnh?

Thời đại ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng ngày …
Xem Chi Tiết