Rùa núi vàng đang được rất nhiều các bạn trẻ quan tâm, chúng có bộ mai vàng óng ả. Chúng có thể sống cả trên cạn cho nên rất thuận tiện nếu như bạn muốn mang nó đi khoe với bạn bè.
Rùa núi vàng còn được gọi là đặt tên khoa học, là Indotestudo elongate), chúng thuộc họ rùa núi. Loài rùa này sống và phân phối chủ yếu ở Đông Nam Á và một phần của khu vực Nam Á. Tại Việt Nam, loài rùa núi vàng này phân bố ở các tỉnh Gia Lai, Lạng Sơn, Sơn La, Cao Bằng. Loài rùa núi vàng này đẻ trứng vào khoảng tháng 10 hoặc tháng 11 hàng năm. Mỗi lần chỉ đẻ từ 4 đến 5 quả, 1 quả trứng rủa bình thường kích cỡ khoảng 4 đến 5 cm và được vùi vào trong lòng đất.
Chính vì khả năng đẻ trứng hạn chế như thế chó nên sự phát triển giống của loài rùa này là vô cùng thấp. Điều này sẽ đặt loài rùa núi vàng đứng trước nhiều nguy, và cần bảo tồn. Loại động vật này chỉ sống trong khu vực có khí hậu nhiệt đới. Chúng rất thích sống ở gần nguồn nước để dễ săn mồi, nước uống và vệ sinh cơ thể. Do rùa núi vàng là loài bó sát và chúng không thể kiểm soát nhiệt độ trong cơ thể, vì vậy loài rùa này luôn chọn những nơi sống có đủ các điều kiện để chúng có thể tắm nắng hoặc đôi khi là sống ở trong bóng râm.
Mục lục
Đôi nét về rùa núi vàng
Rùa núi vàng là thú cưng hiện đang được khá nhiều bạn trẻ ưa thích. Không như các loài thuỷ sinh hay các bé bốn chân. Chăm sóc rùa núi vàng sẽ mang lại cho bạn nhiều thú vị khác lạ. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc có thêm kinh nghiệm chăm sóc loài vật cảnh này.
Rùa núi vàng thuộc họ rùa núi với nhiều sừng tấm trên đầu. Mai rùa có màu vàng, gồ cao đan xen các vảy có đốm đen. Yếm rùa phẳng mặt trước và lõm sâu ở mặt sau. Chân rùa núi hình trụ và không có màng. Kích thước trung bình khi trưởng thành của rùa trong khoảng 30cm với cân nặng không quá 3,5kg. Cá thể đực thường nhỏ hơn cái nhưng có đuôi lớn hơn khá nhiều.
Rùa núi vàng là loài đẻ trứng, thời gian vào khoảng tháng 10 đến 11 hàng năm. Mỗi lần đẻ từ 3 đến 5 trứng và chúng thường dấu trứng xuống đất. Nuôi rùa núi khá đơn giản bởi chủng chú yếu chỉ ăn các loại thực vật và hoa quả.
Đồ ăn của chúng rất đa dạng
Bạn có thể cho rùa ăn các loại rau như cải ngọt, rau lang, xà lách,,, hoặc các loại hoa quả khác như cà rốt, chuối, dưa chuột,… Theo nhiều bạn nuôi rùa lâu năm cho biết, hầu hết rùa núi thích nhất là cà chua. Loại quả này cũng giúp da rùa đẹp hơn và cung cấp nhiều vitamin có lợi. Trong khi đó, rau cải lại chứa nhiều vitamin D giúp phòng bệnh rất hiệu quả. Chuối cũng là quả mà rùa núi vàng rất thích. Tuy nhiên không nên cho ăn quá nhiều vì các chất có trong chuối sẽ làm da rùa xỉn màu, đồng thời kìm hãm lượng canxi trong rùa.
Không nên cho rùa núi vàng ăn thịt, cá vì những thực phẩm chứa nhiều protein như vậy sẽ khiến rùa dễ bị tiêu chảy. Hệ tiêu hoá của loài này hoạt động rất chậm chạp nên các thực phẩm chúng nuốt vào sẽ lâu bị đào thải hơn. Chỉ nên cho rùa ăn 2 ngày 1 lần với rùa nhỏ và 5 ngày 1 lần với rùa đã trưởng thành.
Rùa cũng uống nước nhưng rất ít, nếu chúng vừa ăn những thứ quả chứa nhiều nước thì không cần cho uống nữa nhé. Nên cho một chút nước vào đĩa để rùa tự uống khi khát. Lưu ý là những thực phẩm trên cho rùa ăn sống chứ không cần phải nấu chín nhé.
Cách chăm sóc rùa hiệu quả nhất
Nuôi rùa núi vàng các bạn có thể làm chuồng hoặc không. Nhưng nếu muốn làm thì nên lót chuồng cho chúng bằng mùn dừa nhé. Mùn dừa là loại sạch nhất mà lại an toàn, giá cũng không đắt. Kể cả chúng có ăn phải mùn dừa cũng không sao cả, tất cả sẽ theo đường tiêu hoá ra ngoài nên bạn không cần lo lắng. Mỗi tháng cần phơi nắng mùn lót ổ cho rùa 1 lần cho khô ráo và có thể sử dụng lại.
Tắm cho rùa núi cũng rất dễ, các bạn pha nước cùng một ít nước muối sinh lý vào chậu. Lượng nước chỉ vừa ngang bằng với yếm rùa, tránh để nước ngập quá mai và đầu rùa. Kết hợp hất nước xung quanh lên mai rùa, xoa nhẹ nhàng, kỳ chân cho rùa xem có bọ hay các loại ký sinh bám vào không. Rùa núi vàng đặc biệt sẽ đi vệ sinh trong khi tắm, lúc này bạn cũng có thể chú ý xem phân rùa có giun không để xử lý.
Mỗi ngày bạn nên cho rùa núi phơi nắng một chút vào buổi sáng trong khoảng 15 phút. Không nên cho rùa phơi nắng quá lâu sẽ khiến da rùa bị khô hoặc khiến rùa bị cảm. Phơi nắng cho rùa có nhiều lợi ích bởi tia cực tím sẽ giúp xương rùa chắc khoẻ hơn; đồng thời tránh cho da bị nấm mốc và tốt cho hệ bài tiết. Rùa núi vàng là loài ngủ rất nhiều; chúng thường chui rúc vào những khu vực tối và kín trong nhà để ngủ cho yên tĩnh. Khi rùa đang ngủ vào buổi tối thì bạn không nên đánh thức sẽ ảnh hưởng tới sức khoẻ của rùa.
Chi phí bạn cần bỏ ra để sở hữu một chú rùa
Rùa núi vàng là loài rùa sống trên cạn. Nếu muốn nuôi rùa nước thì các bạn tham khảo bài viết cách nuôi rùa nước trong nhà để có thêm kinh nghiệm nuôi rùa nhé. Hiện nay, rùa núi vàng nằm trong sách đỏ; thuộc những loài có nguy cơ tuyệt chủng nên rất khó để sở hữu được một bé này. Không những thế, cơ quan chức năng cũng đã có công bố cấm buôn bán loài vật này nên để mua được lại càng khó hơn.
Tuy nhiên, nếu lê la trên các trang mạng, bạn vẫn có thể liên hệ và tìm mua được một bé rùa núi cho mình nhưng giá thành khá cao. Với những bé rùa kích cỡ nhỏ, trong khoảng 6 đến 8cm thường có giá từ 500.000 đến 800.000. Trước khi mua cần tìm hiểu kỹ; từ cách thức giao hàng cùng sự uy tín của người bán; tránh mua nhầm rùa tai đỏ hay các loại rùa khác nhé.
Trên đây là những chia sẻ về đặc điểm và cách chăm sóc rùa núi vàng. Đây là một loại thú cưng đang được nhiều bạn trẻ ưa thích. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn đọc có thể tham khảo; từ đó có thêm kiến thức về giống rùa này cũng như đưa ra lựa chọn phù hợp nhất.
Nguồn: Thucung.farmvina.com