Hamster bị ướt đuôi, đâu là nguyên nhân và cách chữa trị?

Chuột Hamster
7 phút, 17 giây để đọc.

Với những người nuôi Hamster, việc các bé bị ướt đuôi là cực kỳ nguy hiểm. Bệnh này là dấu hiệu sức khỏe của các bé đang có vấn đề nghiêm trọng. Thông thường thì chuột Hamster bị tiêu chảy sẽ gây ướt đuôi. Triệu chứng này có thể đoạt đi mạng sống của một chú chuột. Vậy làm sao để nhận biết được sự khởi phát của bệnh? Đâu là cách khắc phục bệnh này ở chuột? Hãy cùng CMN tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé. 

Tại sao chuột Hamster bị ướt đuôi

Bệnh ướt đuôi ở Hamster (Proliferative Ileitis) là một loại bệnh không còn xa lạ gì ở loài này. Đây là một bệnh đường ruột thuộc loại nguy hiểm nhất đối với Hamster. Bệnh là do vi khuẩn có tên khoa học “Lawsonia intracellularis” gây nên. Loại vi khuẩn này cũng là nguyên nhân gây bệnh ở nhiều loài động vật khác. Ví dụ : chó, chồn, lợn và nhiều loài vật khác. Tuy nhiên đây là bệnh không có nguy cơ lây sang người. 

Nguyên nhân làm chuột Hamster bị ướt đuôi

Một khi chuột Hamster bị ướt đuôi thì nếu không xác định được đúng tình trạng và chữa trị kịp thời, chúng sẽ chết rất nhanh. 

Bệnh ướt đuôi ở Hamster xảy ra ở mọi lứa tuổi, tất cả đều có nguy cơ bị nhiễm bệnh. Nhưng đặc biệt nguy hiểm, chuột Hamster bị ướt đuôi lây lan và chết nhanh. Đặc biêt là ở Hamster tập ăn sau cai sữa. Từ 3 – 6 tuần tuổi. Giống Hamster lông dài “teddy bear” rất mẫn cảm, dễ mắc bệnh này.

Nhận biết bệnh ướt đuôi ở Hamster

Đây là một trong các bệnh của chuột Hamster nguy hiểm. Hamster bị tiêu chảy ướt đuôi có dấu hiệu biếng ăn, mệt mỏi. Mất nước do tiêu chảy trầm trọng. Lông đuôi bết, ướt là rõ nhất. Có xuất huyết trực tràng, lòi hậu môn do rặn tiêu chảy quá nhiều lần.

Cách nhận biết bệnh

Bạn có thể lật ngửa chuột Hamster bị ướt đuôi lên và xem dưới phần gần đuôi. Nếu phát hiện có những chất dịch nhày bết vào phần lông và đuôi thì có thể bị bệnh rồi đấy. Nếu Hamster bị tiêu chảy ướt đuôi nặng, phần khu vực bị bết bẩn có thể lan rộng đến bụng của chúng.

Có thể quan sát thêm chuột Hamster bị ướt đuôi, bạn sẽ ngửi thấy có mùi hôi quanh khu vực chuồng do Hamster bị tiêu chảy ướt đuôi quá nhiều. Khi bị tình trạng ướt đuôi, chuột Hamster không còn chải chuốt. Bệnh ướt đuôi ở Hamster khiến chúng đi đứng chậm chạp, mắt trũng và thường lâm vào tình trạng hôn mê nhiều giờ.

Phương pháp trị bệnh ướt đuôi ở Hamster

Có nhiều cách chữa bệnh ướt đuôi ở Hamster, tuy nhiên bác sĩ thú y xin đưa ra phương pháp điều trị hiệu quả nhất. Tuy nhiên, trước khi chữa trị bạn cũng cần nắm được cụ thể tình trạng sức khỏe của chuột Hamster bị ướt đuôi. Tốt nhất nên nhờ trợ giúp của người có kinh nghiêm hoặc bác sĩ thú y.

Sử dụng thuốc Pedialyte để trị bệnh

Đầu tiên, bạn cần Pedialyte một loại thuốc trị tiêu chảy cho trẻ em có bán ở các hiệu thuốc. Loại thuốc này có vị kinh, không ngon nên hãy cho nó vào ống thuốc nhỏ mắt. Làm dịu bớt vị của nó bằng nhiều nước để chắc chắn rằng Hamster của bạn sẽ uống. Pha Pedialyte với nước theo tỷ lệ 50/50. Chú ý đừng cho Hamster uống quá nhiều. Chỉ cần vừa đủ để bù lại lượng Vitamin đã mất trong khi tiêu chảy.

Sử dụng thuốc Pepto Bismol để trị bệnh

Bạn cũng cần đến Pepto Bismol để trị bệnh ướt đuôi ở Hamster. Thuốc này được hoà với nước cũng không đến nỗi quá mạnh. Cứ 9h mới cho chuột Hamster bị ướt đuôi uống 1 giọt thuốc này. Nhân tố quan trọng nhất trong điều trị ướt đuôi ở Hamster là Tetracycline. Hãy dùng viên con nhộng dạng bột chứ đừng dùng thuốc viên. Pha vừa đủ Tetracycline vào nước cho đến khi nước chuyển màu vàng.

Cách trị bệnh

Liều đầu tiên của thuốc này là quan trọng nhất nếu muốn trị bệnh ướt đuôi ở Hamster hiệu quả. Bạn muốn Hamster uống đủ thuốc để cơ thể bắt đầu loại bỏ tận gốc vi khuẩn một lần cho mãi mãi. Vì thế, đừng lo khi nước quá vàng. Hãy chắc rằng thuốc tan hết trong nước. Bạn có thể giảm lượng thuốc mỗi ngày.

Cho thuốc vào một bát nước hoà tan rồi cho vào lọ thuốc nhỏ mắt để chuột Hamster uống. Cứ làm thế mỗi giờ một lần trong ba giờ. Sau đó đổ đầy nước vào bình của Hamster, thêm vào đó một ít thuốc bột Tetracycline. Không để bình ngoài nắng. Thay nước và thuốc bột hàng ngày trong vòng 10 ngày liên tục. Bệnh ướt đuôi ở chuột Hamster sẽ nhanh chóng được khắc phục

Đôi điều lưu ý trong điều trị bệnh ướt đuôi ở chuột Hamster

Những điều bạn cần làm ngay khi phát hiện hamster bị ướt đuôi

-Nếu bạn nuôi 1 đàn hamster thì cần phải cách li những bé bị bệnh sang một chuồng mới để tránh lây lan cho những con khác. Dọn vệ sinh lồng, thay hết những đồ của hamster để diệt mầm bệnh.

-Sau đó ngay lập tức đưa bé đến gặp bác sỹ thú y, bác sỹ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để chữa trị bệnh ướt đuôi và tránh mất mước. Bạn nên nhớ khi bé bị bệnh ướt đuôi thì cần phải đưa đến gặp bác sỹ thú y càng sớm càng tốt. Bạn hãy hỏi ý kiến của bác sỹ về cách chăm sóc hamster đê bé nhanh khỏi hơn.

-Trong trường hợp chỗ bạn không có bác sỹ thú ý hoặc ở quá xa thì bạn hãy tách bé sang lồng mới, lúc này do hamster đang bị mất nước bên bạn cần cho ăn những hạt khô, không nên cho ăn các loại trái cây, hoa quả.

-Bạn có thể mua thuốc tiêu chảy dành cho em bé Pedialyte ở các tiệm thuốc, nhỏ một vài giọt thuốc (khoảng 2-4 giọt) vào bình nước theo tỷ lệ 50:50 mà hamster đang uống. Bạn cần dùng nước lọc hoặc nước đun sôi để nguôi cho hamster tránh nhiễm phải vi khuẩn. Bạn không cần cho uống quá nhiều chỉ cần cho lượng vừa đủ để bù lại dưỡng chất là được.

-Các nguyên nhân khác của stress bao gồm di chuyển, thay đổi chế độ ăn uống, phẫu thuật, điều kiện lồng chật chội, thay đổi thời tiết và cai sữa.

-Thường xuyên theo dõi bé hàng ngày, cần dọn chuồng, thay đồ ăn mới cho hamster hàng ngày. Khi hamster bắt đầu hoạt trở lại như đi lại được, ăn nhiều hơn thì bệnh đã có dấu hiệu giảm rồi đó. Tuy nhiên, bé vẫn chưa thể hoàn toàn bình phục lại cần được theo dõi thêm, bạn hãy tiếp tục cho bé uống thuốc thêm tầm 10 ngày liên tục đến khi khỏi hoàn toàn.

Để hỗ trợ hamster trong quá trình điều trị bạn cần làm những việc sau

Giảm căng thẳng, ướt đuôi là bệnh liên quan nhiều nhất do căng thẳng, do đó bạn cần loại bỏ những căng thẳng xung quanh môi trường sống của hamster để bé được nghỉ ngơi như tiếng chó sủa, tiếng mèo lại gần, ánh sáng và những điều ồn ào khác.

Lưu ý khi Hamster bị bệnh

Cần giữ ấm cho hamster tránh để những nơi lạnh quá

 Cố gắng không mang bé hamster đi lung tung sau khi đưa bé về nhà. Di chuyển quá nhiều là nguồn gốc của sự căng thẳng. 

Cung cấp đầy đủ nước cho hamster

Khi bị tiêu chảy, sẽ dẫn đến nguy cơ mất nước. Hãy chắc chắn rằng bé hamster có nước uống bất cứ lúc nào.

Giữ gìn vệ sinh chuồng thật sạch sẽ, sát trùng những đồ dùng trong lồng thường xuyên trong khoảng thời gian chăm sóc.

Không thay đổi thức ăn thường dùng của Hamster, trừ khi bác sỹ thú y tư vấn, điều này cũng khiến cho bé bị căng thẳng.

Rửa tay sạch sẽ khi tiếp xúc với bé

Hãy loại bỏ hể thức ăn thừa của hamster

Trên đây là những thông tin cần thiết để để điều trị hiệu quả bệnh ướt đuôi ở Hamster. Hy vọng nó hữu ích với bạn. Chúc các bạn có những bé Hamster khỏe mạnh và đáng yêu.

Nguồn: petmart.vn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chăm sóc mèo cảnh

Cách cắt móng cho mèo nhẹ nhàng và đơn giản, không gây đau đớn

Khi nuôi mèo trong nhà thì việc vệ sinh sạch sẽ cho chúng là điều rất cần thiết. Nhất là …
Xem Chi Tiết
Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Chăm sóc mèo là một trong những việc vô cùng khó khăn và vất vả. Tại sao chúng tôi lại …
Xem Chi Tiết
Cẩm nang kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z của Nhựt Nguyễn

Bật mí kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z [Năm 2021]

Kinh nghiệm chăm sóc mèo là một trong những thông tin vô cùng quý giá đối với những người yêu …
Xem Chi Tiết
Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Nuôi mèo, đã bao giờ bạn thấy mèo cào thảm, sofa, chăn,… trong nhà mình hay chưa? Thậm chí, chúng …
Xem Chi Tiết
Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết

Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết chưa?

Mèo có khả năng tự làm sạch đôi tai của mình không? Chúng ta có cần vệ sinh giúp chúng …
Xem Chi Tiết
Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Mèo là loài động vật rất khó tính và khó chăm sóc. Không phải vì yêu mèo mà bạn có …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cách chăm sóc cá rồng khỏe mạnh, lớn nhanh

Hãy lưu tâm những kỹ thuật chăm sóc loài cá rồng đắt giá

Tên gọi cá Rồng có lẻ còn khá xa lạ đối với nhiều người. Chỉ những tín đồ đam mê …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi cá chép nhật

Nuôi và chăm sóc cá chép Nhật tương đối công phu

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá cảnh phổ biến, trong đó không thể nhắc đến cá …
Xem Chi Tiết
cá chuột mỹ

Cá chuột Mỹ – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi mà không phải ai cũng biết

Cá Chuột Mỹ thường hay lựa chọn ở phần đáy bể để sinh sống. Chúng khó có thể tự mình …
Xem Chi Tiết
cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà beo – hướng dẫn chăm sóc đơn giản mà hiệu quả cho người mới tập tành nuôi

Cá tỳ bà beo khá là dễ nuôi, chúng có thể bị thuần hóa một cách dễ dàng và cực …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Hướng dẫn nuôi Gà đuôi dài Nhật Bản đúng cách

Gà đuôi dài có khó nuôi như những lời đồn đoán?

Ngày nay, thời đại phát triển, nền kinh tế của người dân Việt Nam ổn định hơn thuở sơ khai …
Xem Chi Tiết

Hướng dẫn chăm sóc gà tre Thái Lan cho những “tay chơi gà” thứ thiệt

Thú chơi gà chọi có từ lâu đời, nó trở thành một phần không thể thiếu trong những ngày hội …
Xem Chi Tiết
gà tre Nhật Bản, hướng dẫn chăm sóc đúng cách

Gà tre Nhật Bản và cách chăm sóc gà tre đúng cách

Hệ chơi “gà kiểng” trên thế giới không còn xa lạ với nhiều quốc gia . Ở châu Á có …
Xem Chi Tiết
Gà kiểng đẹp

Gà kiểng serama cần được chăm như thế nào là tốt nhất?

Gà Serama hay còn gọi là gà tre Mã Lai hoặc gà thượng lưu hay gà vương giả. Chúng là một giống …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Cách chăm sóc các loài Vẹt cảnh đuôi dài

Thật bật ngờ với những kinh nghiệm chăm sóc Vẹt cảnh đuôi dài

Chim vẹt là một trong những loài chim thông minh nhất trên thế giới. Không những vậy, chúng còn có …
Xem Chi Tiết
Mách bạn cách chọn thức ăn cho chim trĩ

Thấu hiểu tất cả các loại thức ăn cho chim trĩ tốt nhất

Như các bạn đã biết chim trĩ đỏ (hay còn gọi là chim trĩ cổ đỏ) thường cư trú ở …
Xem Chi Tiết
Chim công

Mức độ nguy hiểm của bệnh thường gặp ở chim công

Có thể bạn cũng biết chim công là tên gọi chung của chim công. Trên thực tế có 3 loài …
Xem Chi Tiết

Những điều cần biết để nuôi chim Chào Mào con lớn nhanh và hót hay

Từ xa xưa mọi người đã nuôi chim Chào Mào trước của nhà mình, vừa là để nghe tiếng hót …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Chim vẹt Yến Phụng

Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ mô hình nuôi chim vẹt Yến Phụng

Từ thời xa xưa, những gia đình giàu có thường có nuôi một con vật để làm thú cưng trong …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật nuôi nhím kiểng

Kỹ thuật nuôi nhím kiểng dành riêng cho những ai yêu động vật

Có rất nhiều loại thú cưng đa dạng hiện nay xuất hiện trên thị trường như: nhím kiểng, cá kiểng, …
Xem Chi Tiết
Kinh doanh cá cảnh mini trở nên hot hiện nay

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh thành công dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

Ngày nay, nhiều người lựa chọn nuôi các con vật làm cảnh. Trong đó có thể nhắc đến việc nuôi …
Xem Chi Tiết
nuôi tắc kè hoa

Làm thế nào để nuôi Tắc kè hoa trong nhà làm cảnh?

Thời đại ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng ngày …
Xem Chi Tiết