Giới trẻ ngày nay không còn quá chú trọng vào những vật nuôi phổ biến trước, mà họ luôn tìm kiếm một thú nuôi độc đáo và hấp dân. Tắc kè hoa là một ví dụ bởi khả năng thay đổi màu sắc của chúng rất thú vị.
Đối với những có đam mê với loài bò sát, thì ấn tượng đầu tiên về tắc kè là một dạng động vật có thể thay đổi màu sắc. Chúng cũng tạo ấn tượng trên một cái lưỡi dài, mắt có thể nhìn theo các hướng khác nhau. Điều đặc biệt ở tắc kè hoa là cái mào lớn mọc trên đầu của nó. Mắt của tắc kè hòa lồi hẳn ra ngoài chính vì thế mà nó có thể di chuyển các hướng. Mặc dù mắt nó rất nhỏ, nhưng có thể xoay 360 độ, giúp nó theo dõi và quan sát mọi thứ xung quanh dễ dàng.
Đôi mắt của nó sẽ nhìn vào một hướng nếu côn trùng hoặc con mồi xuất hiện trong tầm ngắm của nó. Do đó, nó có thẻ nhìn rõ con mồi ra lam sao. Khi chúng nhỏ, chúng chủ yếu có màu cố định, nhưng sau 1 tháng chúng bắt đầu phát triển lên nhiều màu. Toàn bộ màu sắc cơ thể sẽ ổn định sau khi chúng được hơn 5 tháng. Chúng có rất nhiều màu sắc khác nhau, chẳng hạn như xanh lá cây, xanh nhạt, cà phê…. Giá của một con tắc kè hoa phụ thuộc vào màu sắc của nó. Những con có màu sắc bắt mắt dễ nhìn sẽ có giá cao hơn, đặc biệt là những còn có màu hiếm.
Mục lục
Chuẩn bị ban đầu
Thú chơi tắc kè cảnh từ lâu đã trở thành “mốt” không riêng gì của giới trẻ hà thành mà ngày càng được phổ biến rộng khắp. Tuy nhiên, để chơi được loài thú cưng này lâu thì không phải là điều đơn giản. Bạn cần nắm được kĩ thuật nuôi và chăm sóc chúng nhưng điều này thì không phải ai cũng biết. Vậy nuôi tắc kè có khó không và kĩ thuật nuôi như thế nào mới là đúng cách? Hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn qua bài viết sau ngay nhé!
Trước đây, tắc kè hoa ngoài tự nhiên rất nhiều; nhưng do nhu cầu sử dụng của thị trường nội địa và xuất khẩu ngày càng cao nên tắc kè ngoài tự nhiên bị săn bắt quá mức gần như cạn kiệt . Do thị trường tiêu thụ tắc kè rất phong phú và đa dạng, hiện còn khan hiếm, để đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường nên Vietpetgarden đã và đang cung cấp tắc kè cảnh đa dạng mang đến cho người chơi những chú tắc kè cảnh độc đẹp và lạ mắt nhất. Khi mua một loài thú cưng về nuôi; việc đầu tiên bạn cần làm đó là cần kiếm một chỗ ở cho chúng. Vậy đối với loài tắc kè cảnh, làm chuồng như thế nào là đúng cách?
Cách làm chuồng nuôi
Theo tập tính sinh hoạt của tắc kè, đặc biệt là tập tính thích sống một hang tổ quen thuộc trên thân cây; không ưa rời chỗ ở cũ chuyển đến nơi ở khác; nên ta đã nuôi được tắc kè trong dạng chuồng nuôi như sau:
Kích thước chuồng xây
– Chiều cao 2m – 2,2m X . Chiều rộng 1,2m – 1,5m X dài 3 mét (tối thiểu) hoặc tùy theo diện tích của từng hộ gia đình tối đa . 1m2 nền nuôi khoảng 30 đến 50 con tắc kè đẻ; khoảng 50 đến 100 con tắc kè con.
– 1,2 hoặc 3 mặt chuồng là tường gạch thô để giữ ấm và cân bằng nhiệt độ; mặt còn lại là lưới .Làm cửa ra vào cao trên đầu người để tiện ra vào.
– Từ mặt nền xây tường gạch thô cao lên khoảng 50cm để khi rọn rửa chuồng không làm rỉ lưới. Nền láng xi măng.
– Phía trên tường quây bằng lưới inox hoặc lưới sắt; đường kính mắt lưới 0,3cm.
– Làm khe hở sát nền dài 20cm – cao 1cm, khe hở này chỉ đủ cho phân thoát ra khi rửa chuồng . Sau khi vệ sinh chuồng lấy gạch che kín khe hở tránh các tác động từ bên ngoài.
– Trong chuồng nuôi treo dọc các ống tre nứa; ống giấy loại to thông hai đầu để tắc kè chui rúc; treo phía trên cao, tầng trên treo so le với tầng dưới để phân không rơi vào các ống tre phía dưới.
Chất liệu làm chuồng
– Làm hộc gỗ: Dùng 3 miếng gỗ có độ dài 25cm; cao 7cm dùng đinh cố định chúng lại làm thành hộc 3 cạnh tương ứng với chiều dài của tắc kè .Tác dụng của hộc gỗ tạo chỗ nghỉ ngơi và đẻ trứng vì không phải lúc nào chúng cũng bám trên tường.
– Làm kệ gỗ: Dùng 2 cái ke sắt hình tam giác vuông bắn vít vào khung gỗ của mặt trong cùng chuồng nuôi, lưu ý kệ gỗ cách mặt đất khoảng 1m để tránh ẩm thấp, tránh vi khuẩn dưới nền chuồng; gác 2 thanh gỗ dài lên 2 ke sắt chiều ngang cách nhau khoảng 18cm. Buộc hoặc bắt vít chặt 2 đầu thanh gỗ vào ke sắt; rồi xếp các hộc gỗ lên thành nhiều tầng.
– Mùa hè: Căng vải mỏng tối màu (màu xanh lá cây) cao khoảng 50 – 60cm chạy theo chiều ngang phía trên cao cách tường 3cm tạo độ tối đảm bảo cho tập tính ưa bóng tối của tắc kè.
– Cho thêm các cây gỗ loại to vào chuồng cho chúng trèo leo bắt mồi tạo môi trường như ngoài thiên nhiên.
– Nên hướng mặt lưới chuống nuôi về phía có ánh sáng mặt trời.
Hướng dẫn nuôi tắc kè hoa
– Tắc kè bố mẹ: Bên trong chuồng cho thêm nhiều ống tre nứa loại to; dài khoảng 25cm cho chúng đẻ trứng. Mật độ: 30 đến 50 con/1m2 nền.
– Tắc kè con: Chỉ cần cho quần áo, chăn mền cũ; thân cây to là được. Mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền.
– Gác máng hoặc đặt các khay nước vào trong chuồng cho tắc kè uống nước; lưu ý máng nước hoặc khay nước phải đặt ở trên cao.
– Khi nuôi sinh sản tắc kè bố mẹ nên nuôi chung để tránh hiện tượng sinh sản đơn tính (không cần tinh trùng của con đực) và đảm bảo cho tắc kè sinh sản quanh năm; trứng cất riêng một chuồng tránh tình trạng bố mẹ ăn trứng.
– Tắc kè nhỏ ăn mồi nhỏ nên nuôi một chuồng riêng giúp người nuôi định lượng số thức ăn cho chúng; tránh sự cạnh tranh mồi giữa tắc kè to và tắc kè nhỏ giúp chúng phát triển tốt nhất; nhanh thu thương phẩm.
Chọn mồi cho tắc kè ăn là quan trọng nhất để phòng tránh tắc kè nhiễm sán lải; mồi cho ăn phải sạch và có giá trị dinh dưỡng như Dế nuôi; thằn lằn các loài côn trùng nuôi. Không cho ăn côn trùng như Gián; bọ xít, bươm bướm…. đánh bắt ngoài thiên nhiên vì đa số côn trùng thiên nhiên không đảm bảo vệ sinh và nguy cơ nhiễm sán lải rất cao vì một số loài côn trùng khi ký chủ trứng của nó trên loài khác và luôn ký chủ theo các nang trứng sán; nang trứng larvae sán (tức là thể sán còn nhỏ) theo máu đi đến các cơ quan của tắc kè như gan; não bộ, phổi, mắt …. và gây bệnh ở các nơi này.
Những điều cần lưu ý khi nuôi tắc kè hoa
– Luôn vệ sinh giữ môi trường nuôi và nước uống sạch; khu vực đặt chuồng nuôi kín đáo tránh người qua lại và tiếng ồn.
– Đặc tính không chịu nổi khi nhiệt độ xuống thấp. Che chắn cuồng nuôi bằng vải tối màu cho kịp thời giữ ấm tắc kè nhằm tránh dịch bệnh bùng phát.
– Thả giống với mật độ thưa trung bình 30 đến 50 con/1m2 nền “Bố mẹ” . “tắc kè con” mật độ: 50 đến 100 con/1m2 nền.
– Chọn nguồn giống sạch, khỏe ngồn gốc rõ ràn; kích cỡ đồng.
– Áp dụng các giải pháp phòng bệnh ngay từ khi thả giống; định kỳ diệt khuẩn chuồng nuôi bằng Extra Odyl.
– Cho ăn thức ăn sạch; cho uống thêm Vitamine tổng hợp Ascorbric Acid tăng sức đề kháng.
– Xổ sán lải định kỳ.
– Tắc kè có thân nhiệt thấp và hấp thu nhiệt qua da để điều chỉnh thân nhiệt nên cửa chuồng quay về hướng Đông là tốt nhất để hỗ trợ tắc kè hấp thu nhiệt tốt hơn.
– Do thể trạng nhỏ. Khi nhiễm bệnh thuờng bỏ ăn; thể trạng suy nhược rất nhanh do mất nước và thiếu dinh dưỡng. Lây lan nhanh qua đường hô hấp và gây chết hàng loạt. Cần theo dõi thường xuyên và bắt buộc phân loại và tách đàn để có biện pháp điều trị thích hợp.
Nguồn: Kythuatnuoitrong.edu.vn