Có thể bạn cũng biết chim công là tên gọi chung của chim công. Trên thực tế có 3 loài chim công; có quan hệ họ hàng gần với chim trĩ. Loài chim công này thích thời tiết ấm áp và dễ bị nhiễm lạnh hơn loài màu xanh lam. Tiếng kêu của chim công xanh có thể được cho là ít “đáng ghét” hơn một chút so với loài màu xanh lam; nhưng loài xanh có thể hung dữ hơn đối với các loài chim khác. Con đực của chim công xanh nên được tách ra nếu chúng bị nhốt trong chuồng. Cành nhọn của con đực có thể là một vấn đề. Cần lưu ý rằng các cựa của chim công, hoặc bất kỳ loài chim nào, không thể được “phẫu thuật” cắt bỏ để giảm bớt vấn đề với những “cựa chiến đấu” này.
Nhưng có thể bạn không biết rằng chăm sóc những chú chim công này không hề đơn giản. Có nhiều bệnh thường gặp ở chim công mà các bạn cần lưu ý. Vậy những bệnh nào mà chim công dễ gặp nhất? Hãy theo dõi ngay những thông tin về mức độ nguy hiểm của bệnh thường gặp ở chim công ngay nhé!
Mục lục
Hiểu về bệnh nhiễm khuẩn đường ruột ở chim công
Nuôi chim công cũng không khác các loài gia cầm khác bởi trong suốt quá trình nuôi dưỡng và chăm sóc chúng cũng có thể mắc các bệnh thường gặp như nhiễm ký sinh trùng hay tiêu chảy, …. Do đó, người nuôi chim công cần tìm hiểu và biết cách điều trị. Trong bài viết này, Vườn Chim Việt sẽ mách bạn cách điều trị một số loại bệnh phổ biến ở chim công để bạn tham khảo và trang bị cho mình những kiến thức cần thiết.
Triệu chứng
Chim bị nhiễm bệnh sẽ ăn kém, có biểu hiện chậm chạp, xã cánh và hay gục đầu. Phân chim có màu đen, khô, kèm chút máu và nhầy.
Cách phòng và điều trị
Luôn vệ sinh sạch sẽ chuồng nuôi và các dụng cụ dựng thức ăn, nguồn nước. Chuyển những con nhiễm bệnh sang chuồng nuôi riêng biệt. Dùng thuốc LINCO 25%, thuốc CHLOTETRA, thuốc SULFATRIMIX… trộn lẫn vào thức ăn theo liều quy định.
Bệnh nhiễm tụ huyết trùng ở chim công
Triệu chứng
Chim công đột ngột có biểu hiện nhảy xốc lên và giãy chết. Thân nhiệt của chim cũng bất ngờ tăng cao. Chúng nằm im, mắt nhắm nghiền và bị chảy nước mũi, chảy nước mắt, chân teo. Ngoài ra, lông chim công bệnh còn bị xù và đầu có thể sẽ bị nghiêng sang một bên.
Cách phòng và điều trị
Hãy vệ sinh chuồng trại, thức ăn của chim công. Dùng thuốc Flumequin-20 hoặc thuốc Flumex-30 hoặc Norflox-10 theo liều lượng quy định.
Bệnh thường gặp ở chim công – Bệnh hô hấp ở chim công
Triệu chứng
Chim công bị bệnh sẽ có biểu hiện mắt sưng hoặc bị xoang hay khó thở.
Cách phòng và điều trị
Hãy vệ sinh chuồng trại luôn sạch sẽ và đặc biệt là giữ khô ráo. Bên cạnh đó, các loại dụng cụ dùng cho chim cũng cần giữa sạch. Bạn hãy tách riêng những chim bị bệnh để tránh bị lây lan và dùng thuốc Tylosin hay Tiamualin hoặc theo liều lượng quy định. Ngoài ra, bạn hãy tăng cường thuốc bổ để chim mau khỏi.
Bệnh nhiễm ngoại ký sinh trùng ở chim công
Triệu chứng
Chim công bị bệnh sẽ bị ngứa ngáy, mệt mỏi và kém ăn nên giảm cân.
Cách phòng và điều trị
Nên vệ sinh chuồng trại của chim hoặc cũng có thể sử dụng dùng một loại thuốc trừ sâu mà gia cầm có thể chịu được. Ngoài ra, bạn có thể phun thuốc khử trùng ký sinh định kỳ cho chuồng nuôi và các khu vực lân cận.
Bệnh nhiễm giun sán ở chim công
Triệu chứng
Chim bị bệnh sẽ xù lông và chán ăn nên giảm cân kèm ngủ gật.
Cách phòng và điều trị
Bạn nên rắc vôi bột định kỳ cho chuồng nuôi. Khoảng 20 ngày lại cho chim công bị bệnh uống thuốc tím hay Sulfate đồng. Bên cạnh đó, bạn có thể sử dụng thêm Lava- 20 để trộn thức ăn nhưng chỉ 1 lần duy nhất.
Trên đây là một số loại bệnh thường gặp ở chim công và cách phòng chống, điều trị mà Vườn Chim Việt chia sẻ đến bạn. Ngoài ra, để hạn chế chim mắc bệnh, bạn nên tiêm phòng cho chim định kỳ. Nếu bạn cần tư vấn thêm hãy liên hệ với Vườn Chim Việt để được hướng dẫn.
Nguồn: Vuonchimviet.vn