Cá Rồng là một loài cá cảnh hiện đang rất được yêu thích trên thị trường. Loài cá này không những mang vẻ đẹp cảnh mà còn có cả ý nghĩa về phong thủy. Tuy nhiên trong quá trình chăm sóc cá sẽ có rất nhiều vấn đề bạn cần phải quan tâm. Cá có thể bị bệnh, có các biểu hiện suy giảm sức khỏe,…. Một trong số những vấn đề mà chúng ta hay gặp nhất trên cá đó là bệnh rận nước. Bệnh này không những hay xảy ra mà còn khá nguy hiểm đối với cá Rồng. Để có thể chăm sóc tốt chăm sóc tốt được cho những chú cá của mình bạn cần có đầy đủ thông tin về chúng.Trong bài viết dưới đây chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về điều đó.
Mục lục
Bệnh rận nước ở cá là gì?
Bệnh rận nước là do một loại ký sinh trùng gây ra. Rận nước là loại thuộc vào giống ký sinh trùng giáp xác. Về hình dạng chúng có hình đĩa và đường kính đâu đó khoảng 5mm. Chúng sẽ sống trong nước và có cơ hội sẽ ký sinh trên cá. Trong quá trình này chúng sẽ hút máu cá và tiết chất độc. Cá bị kí sinh trùng bám vào sẽ khiến cá bị ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng. Bạn cần phải có sự quan sát và phát hiện kịp thời để chữa trị cho cá.
Biểu hiện của cá Rồng bị bệnh rận nước
Khi cá Rồng bị bệnh rận nước, nó sẽ làm cho lớp da của cá Rồng bị viêm. Dần chuyển sang màu đỏ, làm cá trở nên hiếu động, hoạt động không ngừng, vây cá rụng ra. Khi vây cá rách ra, cá không ngừng cọ xát vào thành bể hoặc đồ trang trí. Bạn có thể nhìn thấy những chấm đỏ nhỏ ở phía giữa thân cá. Cá Rồng khi mới mua về thường gặp tình trạng này.
Đây đều là những triệu chứng phổ biến, rất dễ quan sát. Trong quá trình cho có ăn hay nhìn ngắm cá từ bên ngoài bể bạn cũng có thể nhận ra. Vì đây là loại ký sinh trùng có khả năng lây lan rất cao nên bạn cũng cần hết sức chú ý. Phát hiện càng sớm thì việc tiêu diệt bệnh càng nhanh. Không nên chần chừ kéo dài thời gian. Tương tự nguy hiểm như các bện đường ruột, mắt bị đục… cá Rồng bị bệnh nặng sẽ rất khó để điều trị.
Phương pháp điều trị cá Rồng bị bệnh rận nước
Cá mắc bệnh phải được cách ly để điều trị. Vì tính kháng thuốc của rận cá rất cao. Có thể do tự tiến hóa. Việc chỉ sử dụng thuốc diệt ký sinh trùng thông dụng thì chỉ giết được những con rận già. Sau 1 – 2 tuần, sẽ lại có những con rận nhỏ xuất hiện. Cách tốt nhất là vớt cá ra một chậu nước nông, sử dụng tay hoặc nhíp để loại bỏ tất cả rận trên bề mặt cơ thể của cá.
Sau đó đặt thuốc diệt ký sinh trùng Formalin 25 ppm, Masoten hoặc các loại thuốc chuyên trị rận nước ở cá vào bể cách ly trong 1- 2 ngày. Kiểm tra bề mặt cơ thể của cá mỗi tuần một lần. Nếu bạn tìm thấy rận, hãy loại bỏ nó ngay lập tức. Không được để cho chúng có cơ hội sinh sôi phát triển mạnh hơn. Đây cũng là một trong những yếu tố quyết định việc trị bệnh có thành công hay không.
Sau khoảng 2 – 3 tuần, nếu bạn không tìm thấy bất kỳ con rận nào nữa thì mới có thể đưa lại chúng vào vào bể nuôi. Hoặc cho cá bị bệnh vào nước muối 1% và loại bỏ rận sau 1 – 2 ngày. Bạn cũng có thể hòa tan 100 lít nước vào 1 gram Natri permanganat và ngâm trong 1 giờ. Tiêu diệt rận phải có tính nhẫn nại, không có cách nào một lần đã giết sạch. Nếu tình hình phát triển bệnh nghiêm trọng hơn, có thể nhờ sự trợ giúp của bác sĩ thú y .
Kết luận
Cá Rồng là một loại cá rất có giá trị trên thị trường cũng như trong mặt làm cảnh. Để có một đàn cá đẹp, khỏe thì bạn cần phải thường xuyên quan sát và chăm sóc chúng. Hãy dành thời gian chăm sóc để có được một đàn cá chất lượng. Loại bỏ và hạn chế bệnh rận nước là một trong số những bước đầu tiên. Bài viết trên mong rằng đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn trong việc phòng và chữa bệnh cho cá.
>>> Xem thêm: Cá rồng ngân long – lựa chọn phù hợp dành cho những người mới
Nguồn: petmart.vn