Không giống như con người, động vật thường chỉ hành động theo bản năng của chúng, và chó cũng không phải là ngoại lệ. Đa phần nếu không được huấn luyện tốt, chó nuôi chỉ thích hành động những điều đem lại lợi ích cho bản thân chúng. Tuy nhiên thực tế có những chú chó rất ngoan ngoãn, nhưng bên cạnh ấy cũng có những loài chó khá hung dữ và quậy phá. Điều này khiến nhiều chủ nuôi lo lắng, và tìm kiếm cách huấn luyện chó phù hợp, với mong muốn có thể thuần hóa chúng.
Tuy có nguồn gốc tổ tiên là động vật hoang dã, nhưng khi nhìn những chú chó chắc không ai nghĩ rằng các bạn ấy lại thuộc các loài vật rất cứng đầu đâu nhỉ. Nhưng thực tế khác với vẻ ngoài cực kỳ “lừa tình”, chó là loài vật khá khó huấn luyện và có phần ương bướng. Tuy chưa đến mức “học sinh cá biệt”, nhưng nếu bạn không huấn luyện chúng tuân theo khuôn khổ ngay từ nhỏ, thì việc nuôi dưỡng chó chắn chắn sẽ gây ra nhiều khó khăn cho chủ nuôi. Vậy làm thế nào để có thể khiến một chú chó biết nghe lời chủ nuôi?
Mục lục
Bí quyết hay giúp huấn luyện chó dễ dàng
Huấn luyện được một chú chó ngoan ngoãn, biết nghe lời không hề khó. Điều quan trọng nhất là bạn phải yêu thương chúng. Đồng thời hiểu cách chăm sóc chúng muốn gì và kiên trì. Một số bí kíp mà chúng tôi chia sẻ dưới đây sẽ giúp cho việc huấn luyện trở nên dễ dàng hơn.
Phải thật sự thương yêu chó
Ta phải coi chó như người bạn đồng hành, thương mến, gọi tên; và vuốt ve, dắt chó đi chơi, đùa giỡn… tạo cho nó một sự quyến luyến vui vẻ, dễ truyền cảm hứng cho những bài huấn luyện sau này.
Có đủ tính kiên nhẫn để huấn luyện
Đó là điều kiện tiên quyết phải có để huấn luyện chó, chủ chó không được nóng tính, la mắng, đánh đập, chửi rủa, làm con chó sợ hãi, không tiếp thu được bài học.
Khi ra lệnh phải có uy lực
Lệnh ra phải: “Ngắn, gọn, rõ ràng, cương quyết và có uy lực” để bắt buộc con chó phải làm theo lệnh. Không được bỏ qua các bước này, vì sẽ tạo cho nó tính vô kỷ luật, muốn làm thì làm, muốn không thì thôi. Giữa các lệnh, phải có một khoảng cách về thời gian, tối thiểu là 30 giây, để con chó kịp nghe và thi hành. Nểu trong 30 giây, ta ra 4, 5 lệnh, thì con chó không nghe được gì, nên cũng chẳng làm được gì hết.
Lưu ý về thời gian học
Có thể dạy chó vào buổi sáng hoặc buổi chiều, chỉ một buổi thôi. Mỗi lần dạy chừng 25 phút là phải cho chó nghỉ, dạy nhiều làm chó mệt, nó sẽ chán nản, không chịu học, tạo thành thói quen làm biếng.
Giáo trình bài học của chó
Cần dạy chó đúng theo giáo trình, từ dễ đến khó, theo tuần tự. Không thể muốn dạy bài nào thì dạy.
Thưởng phạt phân minh
Khi thấy chó chịu làm theo bài học, ta phải vuốt đầu nó và khen giỏi. Còn nếu nó không chịu học, ta la lớn không, để nó biết làm như thế là ta không hài lòng.
Luôn nhớ học ôn bài cũ
Khi dắt chó ra học, ta phải bắt nó học ôn lại tất cả các bài cũ, rồi mới bước sang dạy bài mới. Sự học đi học lại bài học sẽ giúp cho chó nhớ bài nhiều hơn.
Những lưu ý về thể chất khi huấn luyện chó
Hiểu rõ tính nết từng con chó
Để khi huấn luyện, ta áp dụng từng biện pháp khác nhau. Tùy theo bản tính mỗi con, thì mới có kết quả. Nếu là chó hiền và nhát, ta phải vuốt ve, động viên, khuyến khích nó; và không phạt, phải dùng biện pháp nhu. Nếu là con chó bướng bỉnh, không chịu học; ta phải dùng biện pháp cương. Điều này nghĩa là phải phạt để ép buộc nó phải học cho bằng được.
Tuổi tác của từng loài chó
Những con chó từ 6-12 tháng tuổi là dễ dạy nhất. Chúng đang tuổi sung mãn, lanh lẹ, khỏe mạnh; và tai thính, thông minh, hăng say, vui vẻ. Những con chó trên 2 tuổi sẽ học chậm chạp hơn. Vì lúc này tai chúng đã nghe chậm, đi lại không hăng hái, khó dạy hơn.
Sức khỏe thể chất của chó
Có con chó ngày hôm trước học hành rất lanh lẹ; nhưng hôm nay bỗng dưng nó lừ đừ uể oải, không muốn bước đi; thậm chí là không chịu học. Chính là vì nó đã mắc bệnh; bạn phải cho nó nghỉ học ngay để điều trị và bồi dưỡng cho nó.
Nguồn: Tadapet.com