Nhắc đến những loại cá cảnh khi nuôi mang đến tài lộc cho gia chủ, thì không thể nhắc đến cái tên cá Phát Tài hay còn gọi với cái tên độc đáo khác là cá tai tượng. Cá phát tài mang màu hồng và màu trắng bạc quyến rũ hòa quyện nhau, mang đến những giá trị về mặt thẩm mỹ và phong thủy cao cho gia chủ. Người ta thường kết hợp nuôi cá phát tài chung với cá rồng trong bể cá cảnh. Nhằm tăng suy uy quyền, thịnh vượng cho gia chủ và chứng tỏ được mức độ chịu chơi của chủ nhân nuôi chúng.
Cá tai tượng ngoài mang đến những vận may và thu hút tài lộc, loài cá này con là một nguyên liệu giúp chế biến những món ăn có giá trị dinh dưỡng cao. Nói về kỹ thuật chăm sóc cá phát tài – cá tai tượng. Thông thường ở thời gian đầu kỹ thuật nuôi loài cá này tương đối phức tạp. Người nuôi cần bỏ nhiều thời gian và những dụng cụ để hỗ trợ nuôi giống cá quý hiếm này được khỏe mạnh. Tìm hiểu những kỹ năng và phương pháp nuôi cá phát tài với bảng tin CNM ngay nhé!
Mục lục
Khái quát thông tin cá tai tượng, cá phát tài
- Tên khoa học: Osphronemus goramy Lacepède, 1801
- Chi tiết phân loại:
– Bộ: Perciformes (bộ cá vược)
– Họ: Osphronemidae (họ cá tai tượng)
– Tên đồng danh: O. notatus Cuvier, 1831; Trichopodus mentum Lacepède, 1801; Trichopus satyrus Shaw, 1803
– Tên tiếng Việt khác: Cá Tai tượng thường; Cá Phát tài
– Tên tiếng Anh khác: Gourami; Albino giant gourami
– Nguồn gốc: Cá đã sản xuất giống phổ biến trong nước, là đối tượng nuôi thịt (tai tượng thường) vànuôi cảnh (cá tai tượng thường và phát tài)
- Tên Tiếng Anh:Giant gourami
- Tên Tiếng Việt: Cá Tai tượng, cá phát tài
- Nguồn cá: Sản xuất nội địa
Đặc điểm sinh học cá tai tượng, cá phát tài
- Phân bố:Một số nước Đông Nam Á …
- Chiều dài cá (cm):70
- Nhiệt độ nước (C):20 – 30
- Độ cứng nước (dH):5 – 25
- Độ pH:6,5 – 8,0
- Tính ăn:Ăn tạp
- Hình thức sinh sản:Đẻ trứng
- Tầng nước ở: Mọi tầng nước
- Sinh sản: Cá đẻ trứng trong tổ xây bằng thủy thực vật và nước bọt. Cá đực chăm sóc trứng và cá con
Tiêu chuẩn kỹ thuật nuôi cá tai tượng, cá phát tài
- Thể tích bể nuôi (L): 400 (L)
- Hình thức nuôi: Cá nuôi chung với cá rồng, hoặc nuôi chung với cá hồng kỳ phát tài
- Nuôi trong hồ rong:Không
- Yêu cầu ánh sáng:Vừa
- Yêu cầu lọc nước:Ít
- Yêu cầu sục khí:Ít
Chi tiết kỹ thuật nuôi
Chiều dài bể: 150 cm
Thiết kế bể: Cá thích hợp nuôi trong bể kiếng khi kích cỡ còn nhỏ, cá lâu năm nên nuôi trong bể xi măng hoặc ao cảnh. Cá có thể ăn cá nhỏ, thích hợp bể nuôi chung với các loài có kích cỡ lớn
Chăm sóc: Cá dễ nuôi, cá chịu được môi trường nước nghèo ôxy nhờ có cơ quan hô hấp phụ ở mang.
Thức ăn: Cá ăn tạp nhiều loại thức ăn khác nhau từ rau xanh, côn trùng, giáp xác, cá con đến cám, thức ăn viên hay thức ăn thừa …
Đặc tính sinh sản cá tai tượng
Cũng như thói quen của cá Dĩa, trống mái Tai Tượng cũng lẩn quẩn quanh ổ trứng vừa canh trứng vừa dùng vi quạt trứng như một hình thức ấp trứng để nước dao động quanh trứng, cung cấp dưỡng khí cho trứng…
Khoảng một ngày sau đó trứng nở. Cá con vẫn bám chặt vào ổ như vậy suốt ba bốn ngày. Và trong thời gian này, cá cha mẹ vẫn siêng năng ở bên cạnh để canh giữ
Nuôi dưỡng cá con: Mới ra đời, cá con chưa biết ăn, chúng sống được nhờ thức ăn dự trữ trong thân chúng. Sau bốn ngày tuổi, cá con mới rời ra khỏi ổ trứng và lúc này mới biết bơi. Cá con Tai Tượng Phi Châu mới nở rất lớn và ăn các loại thức ăn nhỏ như lòng đỏ trứng gà…… Sau khoảng một tuần cá có thể ăn trùn chỉ,cám..
Cá Tai Tượng có thể ăn các loại cá con vì thế tránh nuôi cá tai tượng chung với các loại cá nhỏ khác trong cùng một hồ nuôi. Cá khá dữ và hay đánh cũng như ăn thịt các loại cá cảnh khác trong cùng một bể chỉ nuôi cá với các loại cá có tập tính tương đương như Hồng két, đầu bò hoặc nuôi riêng lẻ.
Thị trường giá cả cá tai tượng, cá phát tài
– Giá trung bình (VND/con):20000
– Giá bán min – max (VND/con):10.000 – 4.000.000
– Mức độ ưa chuộng:Ít
– Mức độ phổ biến:Ít
Nguồn: cacanhhanoi.com