Nhím là một loài động vật có gai nhọn toàn thân. Những cái gai đó chính là vũ khí phòng vệ tối ưu nhất của chúng đối với kẻ địch. Người ta đã thuần chủ một số loại nhím để biến nó trở thành thú cưng. Nhưng chú nhím dù đáng yêu thế nào đi nữa thì những chiếc gai nhọn của nó vẫn sẽ còn đó. Những chiếc gai luôn khiến người ta sợ hãi. Và dấy lên nỗi thắc mắc làm sao để có thể bắt nhím kiểng không đau bằng tay không? Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn ngay và luôn nhé.
Không có bộ lông mượt mà như những thú nuôi khác, bộ lông của nhím kiểng là những chiếc gai sắc nhọn. Nên nuôi nhím kiểng phải chú ý rất nhiều, nếu không bộ lông gai nhọn ấy sẽ làm hại chính chủ của nó. Nhưng nếu bạn biết cách thì bé nhím sẽ không làm hại bạn đâu. Theo dõi bài viết để có thể bắt nhím đúng cách nào!
Mục lục
Sơ lược về nhím kiểng
Nhím kiểng hay còn gọi là nhím gai nhà hay nhím gai lùn châu Phi là loài nhím gai được thuần hóa từ loài nhím gai hoang dã và hiện nay được nuôi trở thành một loại thú nuôi độc lạ.
Nhím vốn là một loài động vật hoang dã nhưng đến nay nó đang dần được thuần hóa thành một loài thú cưng gần gũi với con người. Với vẻ ngoài ngộ nghĩnh, tuy hình dáng của loài nhím kiểng giống như loài nhím thường, với gai nhọn trên lưng nhưng nhím kiểng lại là một loài thuộc họ chuột chù. Nhím kiểng có cái miệng nhỏ, nhọn đặc trưng, chân ngắn và khá chậm chạp dễ thương
Điều đặc biệt là tuy có lông xù trông nguy hiểm nhưng nhím cảnh không có khả năng gây thương tổn cho người nuôi. Nhím không có mùi hôi khó chịu như các loại thú cưng khác và cách vệ sinh cho chúng cũng đơn giản. Nhìn bề ngoài nhím đực và nhím cái rất giống nhau. Muốn phân biệt, phải lật ngửa chúng lên. Con đực sẽ có núm thịt nhú lên ở phần bụng, còn con cái lại trơn mượt.
Cách bắt nhím kiểng không đau
Vì sao vậy? Đơn giản vì nhím kiểng là loài gặm nhắm, chúng hoạt động chủ yếu vào ban đêm, ngủ vào ban ngày. Nếu bạn thực hiện việc này vào ban ngày, chắc chắn bé nhà bạn sẽ rất cau có, khó mà thành công được. Thời điểm được coi là tốt nhất chính là lúc bạn cho nhím ăn. Thời điểm đó, nhím kiểng sẽ bị phân tán tinh thần bởi nguồn thức ăn.
Bước 1
Đặt bàn tay của bạn vào hai bên hông của bé. Nếu cần thiết, bạn có thể nhẹ nhàng dồn em nó vào góc chuồng rồi luồn tay xuống phía dưới phần lông mao.
Phủ một lớp mùn cưa lên tay của bạn chẳng hạn. Nếu bạn sợ bị lông gai của nhím kiểng đâm. Khi nhím kiểng đã nằm gọn trong lòng bàn tay của bạn, hãy cố gắng thả lỏng tay nhé. Càng cố giữ chật sẽ càng dễ làm em nó nhát. Và khi đó bạn sẽ bị đâm đau hơn khi bé cuộn người lại.
Bé nhím kiểng của bạn có thể sẽ rất dữ hoặc co người lại. Yên tâm nhé, và hãy cố gắng chịu đau một chút. Khi nó đã yên vị trên tay kia, bạn hãy để nguyên như vậy. Bạn không nên tạo ra bất kì chuyển động hay âm thanh gì. Bé sẽ từ từ thả lỏng người ra, và bắt đầu hành trình khám phá.
Bước 2
Đầu tiên, chúng sẽ ngửi mùi các ngón tay của bạn. Có những em quá khích, chúng sẽ cạp lấy các ngón tay. Không vấn đề gì đâu, nhím kiểng chỉ cạp để lưu lấy mùi tay bạn với nước bọt của chúng rồi trét ngược lại phần lông chúng. Đó chính là dấu hiệu đầu tiên của việc làm quen. Lần đầu tiên này, có thể sẽ bị đâm rất đau các bạn nhé. Hãy cố gắng tự bắt bằng tay. Không nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ như bao tay chẳng hạn.
Cố gắng tạo nên một sự thoải mái, an toàn cho các bé. Nếu không thì các bạn sẽ gặp không ít khó khăn cho các lần sau đấy. Khi nhím kiểng đang bắt đầu khám phá tay bạn. Bạn hãy dùng tay kia vuốt ve theo dọc chiều lông của chúng, thật nhẹ nhàng nhé. Làm nhiều lần như vậy, các bé sẽ quen dần sự có mặt của con người. Từ đó nó nhận ra ai là củ của chúng.
Chú ý
Khi thực hiện việc này, tay của bạn không được có các mùi hương khác như xà phòng, nước hoa hay bất cứ mùi gì. Nếu không các bé sẽ nhầm lẫn đó là mùi chủ của chúng. Vì đối với loài động vật có thị giác kém như nhím kiểng. Thì khứu giác đóng vai trò rất quan trọng.
Bạn cũng có thể đặt một chiếc áo thun của bạn vào chuồng nhím. Đừng quá nặng mùi nhé.
Cũng có một số khách hàng của chúng tôi đưa ra các sáng kiến rất độc đáo mà không hề tổn hại đến bé. Từng có một khách hàng dùng công- tơ điện hớt tóc, đẩy đi hết phần lông nhọn phía trên của nhím kiểng. Yên tâm vì điều này, nhím kiểng luôn thay lông mới. Trong cuộc đời chúng có 2 lần thay lông mạnh mẽ nhất là khi được 8-10 tuần và 4 tháng tuổi. Vì vật không nên sợ các em nó trụi lông nhé. Chú ý là chỉ cắt phần ngọn lông thôi nhé. (Không khuyến cáo làm theo)
Nguồn: Petxinh.net