Trong quá trình nuôi rùa, bạn không thể nào cũng để chúng trong hộp nước được. Đôi lúc bạn cần cho chúng ra ngoài môi trường để hít thở không khí và đi dạo. Điều này có thể giúp cho rùa có tâm trạng thoải mái. Bạn có thể cho chúng lên bàn để chúng di chuyển một lát. Nhưng thi thoảng do vô ý bạn để sự cố xảy ra với chúng. Việc rơi từ trên cao xuống liệu có ảnh hưởng đến sức khỏe của rùa? Rùa bị bệnh rụng đuôi thì nên xử lý ra sao? Hãy cùng tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây.
Mục lục
Trường hợp Rùa bị rơi từ trên xuống
Những tình huống có thể xảy ra
Việc rùa bị rơi từ trên cao xuống không thường xuyên xảy ra. Tuy nhiên khi sự cố xảy ra bạn cũng nên kiểm tra lại tình trạng của rùa một chút. Thông thường với các con rùa khá lớn, chúng đã có lớp mai cứng chắc. Vậy nên sau khi bị rơi có thể vẫn hoạt bát bò đi bò lại như thường. Nhưng bạn vẫn cần kiểm tra xem chúng có bị sứt hay mẻ mai không, có bất kỳ vết thương nào khác không.
Nếu như là rùa con, mai rùa vẫn còn khá mềm, có khả năng ngoại trừ vết thương bên ngoài còn có thể dẫn đến chảy máu bên trong…. Vậy nên bạn đặc biệt phải lưu ý đến chúng. Nếu không kiểm tra và phát hiện kịp thời có thể dẫn đến việc rùa bị chết.
Nếu như chỗ cao tương đối cao, ví dụ như rơi từ tầng 3 xuống tầng 1. Cái này thì bất luận là rùa lớn hay rùa nhỏ, nhất định phải quan sát ngoại trừ vết thương bên ngoài ra thì có hiên tượng chảy máu bên trong không.
Phương pháp điều trị cho rùa
Nếu như phát hiện có vết thương bên ngoài, có thể lau sạch sẽ miệng vết thương, sau đó bôi thuốc
Chlotetracycline, I-ốt, nước thuốc tím,v.v…thuốc bôi vết thương ngoài cũng được. Nếu như là giống rùa nước thì phải nuôi khô một thời gian đợi cho vết thương ổn định. Không nên để rùa trở lại môi trường nước ngay, dễ dẫn đến nhiễm trùng gây chất rùa.
Nếu như phát hiện tinh thần của rùa không tốt, hãy đừng vội lo lắng, kiên nhẫn quan sát thêm. Sau đó xác định chắc chắn xem có phải bị hoảng sợ không, hoặc là bị vết thương bên trong không.
Nếu như phát hiện mai rùa rớm tia máu, hoặc là ăn cái gì đào thải ra cái đó, có lúc kèm theo chảy máu, thế thì có lẽ là bị nội thương rồi. Chúng có thể bị thương nội tạng bên trong. Bạn có thể sử dụng pha thuốc Vân Nam bạch dược (1 loại thuốc cầm máu nổi tiếng của TQ) vào nước, sau đó thả rùa vào trong nước ngâm để điều dưỡng.
Rùa mắc bệnh dụng đuôi
Rụng đuôi là một cơ chế tự bảo vệ riêng có ở một số loài động vật. Ví dụ như Thằn Lằn dùng cách rụng đuôi này để tháo chạy khỏi kẻ săn mồi. Đương nhiên đây là một hiện tượng rất đặc biệt, rùa vốn không có sẵn loại đặc tính này. Vì vậy sau khi bạn nhìn thấy rùa rụng đuôi, thì nhất định phải chú ý nhé. Bởi vì nếu xử lý không thích hợp thì rất có khả năng dẫn đến cái chết của rùa. Việc rùa bị bệnh cần được phát hiện sớm.
Biểu hiện của bệnh trên rùa
Thông thường phân đuôi của rùa sẽ cứng và thẳng. Tuy nhiên khi gặp phải tình trạng này phần đuôi của rùa bị tuột da, thối rữa. Rùa bị bệnh này đôi khi là kèm theo lở loét, nứt gãy, lộ ra cơ và xương. Thậm chí là một phần hoặc toàn bộ đuôi bị đứt ra. Đây là một điều bạn đặc biệt cần lưu ý vì nó là dấu hiệu sức khỏe rùa có vấn đề.
Nguyên nhân của loại bệnh này
Một số nguyên nhân thường thấy: Chất nước không tốt. Có các vi khuẩn ăn mòn sinh sản trong nước gặm nhấm đuôi rùa. Những điều này khiến cho phần đuôi của rùa bị tuột da, thối rữa, lở loét. Sau khi thời gian ăn mòn dài sẽ xuất hiện hiện tượng rụng đuôi.
Rùa bắt cào lẫn nhau hoặc tranh giành thức ăn. Chỗ đuôi bị cào bị thương có mùi tanh (kịp thời tách ra nuôi riêng). Nếu không rùa hiểu nhầm đó là thức ăn thì sẽ cắn bị thương hoặc cắn đứt đuôi con khác.
Phương pháp điều trị và cách phòng bệnh
Tối ưu hóa chất lượng nước. Thường xuyên tiến hành khử trùng sát khuẩn cho nước nuôi rùa. Thay nước định kỳ, phòng ngừa sự sản sinh của các vi khuẩn ăn mòn ở trong nước. Đây chính là yếu tố chính quyết định đến việc chấm dứt tình trạng bệnh này ở rùa. Ngoài ra bạn cũng cần thường xuyên theo dõi rùa để kịp thời phát hiện những dấu hiệu bất thường khi rùa mắc bệnh.
Điều trị vết thương ngăn ngừa thối rữa. Đối với rùa có phần đuôi bị tuột da, thối rữa, lở loét, bị đứt lìa một phần, thì dùng thuốc sát trùng cầm máu hoặc dung dịch thuốc tím bôi lên vết thương, mỗi ngày bôi 2-3 lần, một liệu trình điều trị khoảng 7 ngày liên lục, thông thường thì cần dùng thuốc trong 2-3 liệu trình thì miệng vết thương về cơ bản là sẽ khỏi.
Trên đây là những thông tin cần thiết để xử lý khi rùa bị rơi từ trên cao xuống. Hoặc khi rùa bị tụt đuôi. Mong rằng bài viết này sẽ đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.
Xem thêm tại đây.
Nguồn: petmart.vn