Trong thế giới cá cảnh, khi bạn hỏi về loài cá cảnh nào chỉ biết đẻ con mà không hề đẻ trứng. Thì đó chính là loài cá kiếm. Đây là loài cá mang sức sống khỏe mạnh, dễ dàng thích nghi, dễ nuôi và dễ sinh sản. Sỡ dĩ chúng có tên gọi là cá kiếm, bởi vì chúng có cái đuôi cực kì độc đáo. Đuôi của chúng được chỉa 1 nhánh dài và có vẻ nhọn như là thanh kiếm. Nên người ta lấy đặc điểm này để đặt tên cho chúng, giúp dễ nhận dạng hơn.
Với những người mới bắt đầu thú vui chơi cá cảnh, thì cá kiếm là sự lựa chọn tuyệt vời nhất. Với tập tính là loài cá ăn tạp, chúng ăn tất cả những phù du, vi tảo và thực vật, động vật giáp sát, giun, côn trùng…Nhờ vậy mà chúng mới dễ nuôi đối với những ai mới tập chơi cá kiểng. Tuy nhiên nếu bạn đang sỡ hữu 1 bể cá cảnh kiếm và muốn chăm sóc chúng dễ dàng hơn, thì đừng bỏ qua những thông tin hữu ích trong bài viết ngay sau đây nhé!
Mục lục
Khái quát về cá Kiếm
Nguồn gốc của cá kiếm cảnh
Cá kiếm cảnh lần đầu tiên được tìm thấy bởi một nhà động vật học người Áo. Loài cá này thuộc họ cá khổng tước trong bộ cá chép. Đây là một trong những loài cá cảnh phổ biến nhất hiện nay. Chúng còn có nhiều tên gọi khác nhau như cá đuôi kiếm, cá hoàng kim hay cá đốm,…
Nguồn gốc cá kiếm cảnh ở vùng đông nam Mexico. Chúng tập trung chủ yếu ở các sông, suối nước nóng và các khu vực đông sinh dưỡng. Cá kiếm con thường hoạt động nhiều ở những vùng nước tĩnh. Trong khi cá trưởng thành thường tập trung ở những vùng nước sâu và trong.
Đặc điểm sinh học
Cá kiếm cảnh có thân thon dài màu oliu trong suốt kết hợp với những vệt sọc màu vàng hoặc đỏ chạy dọc theo đường biên. Mõm cùn và vây lưng có màu xanh vàng tô điểm là những chấm đỏ li ti.
Cá kiếm đực có đuôi dài rũ xuống từ thuỳ bụng trong khi cá cái có vây hậu môn nở khá rộng và không có kiếm ở đuôi. Đuôi kiếm của cá đực có màu vàng với 1 vệt đen ở mép dưới. Cá cái có phần to hơn cá đực và cơ thể cũng mạnh mẽ hơn. Chiều dài của chúng có thể đạt tới 16cm trong khi cá đực nhỏ hơn và chiều dài tối đa dưới 14cm.
Cá kiếm cảnh có thể chuyển đổi giới tính nếu sinh sống trong điều kiện môi trường nhất định nào đó. Loài cá này có thể sống khoẻ mạnh trong khoảng 5 đến 7 năm. Nếu chăm sóc thích hợp và dinh dưỡng đầy đủ.
Đuôi kiếm của cá thực chất chỉ mang tính chất trang trí và cũng là đặc điểm giúp chúng ta dễ nhận biết chứ không được xem là 1 thứ vũ khí bảo vệ. Chiếc đuôi này cũng là tiêu chí cho cá cái lựa chọn con đực cho việc giao phối. Chúng thường ưng thuận những con đực có kiếm to, màu sắc sặc sỡ hơn những con khác.
Chăm sóc cá kiếm cảnh cần có kỹ thuật đúng
Cá kiếm cảnh có bản tính hiền lành, hoà đồng nên có thể sống tốt với các loài cá khác chung một bể thuỷ sinh. Tuy nhiên chính những con cá kiếm đực lại hay gây sự với nhau để dành cá đực. Nên chúng ta có thể nuôi cá cái nhiều hơn cá đực cho chúng thoải mái lựa chọn.
Môi trường sống nào phù hợp cho cá kiếm cảnh?
Cá kiếm cảnh phù hợp nuôi ở những bể thuỷ sinh có nhiều loài cá khác nhau. Nên nuôi cá kiếm cảnh ở bể lớn bởi chúng đòi hỏi nhiều không gian bơi lội. Bể nuôi cũng cần đảm bảo đầy đủ oxy, độ kiềm thích hợp đi kèm hệ thống lọc mạnh. Nếu bạn không thể cung cấp được đủ oxy cho loài cá này thì hãy nuôi những loài cá cảnh không cần nhiều oxy nhé.
Cá kiếm có thể nhảy khá ra nên bạn phải đậy nắp bể tránh cá nhảy ra ngoài. Nước trong bể cũng cần thay theo chu kỳ từ 2 tới 4 tuần và mỗi lần thay nên giữ lại khoảng ¼ nước cũ để cá thích nghi. Trong thời gian giao phối, cá kiếm đực khá hung hãn. Nên bạn cần lưu ý khoảng thời gian này để tách cá nếu số lượng cá cái ít hơn cá đực.
Bể nuôi cá kiếm cảnh có thể bổ sung các loại cây thuỷ sinh và cần không gian rộng cho cá hoạt động. Nếu bạn muốn ép đẻ thì cần chọn bể thiều dài tối thiểu 1m, thể tích trên 100l là được. Nhiệt độ nước trong khoảng 18 đến 28 độ C và mức pH từ 7 đến 8.3 là thích hợp nhất để nuôi cá kiếm cảnh.
Thức ăn cho cá kiếm cảnh
Bạn có thể thả các loại cây thuỷ sinh, rong hoặc bèo vào bể cá. Điều này vừa giúp che lấp tránh cho cá nhảy ra ngoài mà cũng chính là thức ăn cho chúng. Đây là loài cá ăn tạp nên các loại thức ăn tự nhiên từ thực vật, động vật giáp xác, các loài không xương sống, côn trùng,…đều là mồi ngon của chúng.
Các thực phẩm đông lạnh, thức ăn dạng viên đều phù hợp với cá kiếm cảnh. Bạn cũng cần lưu ý cân bằng lượng dinh dưỡng cho cá. Nên kết hợp các loại thức ăn tươi thay đổi với thức ăn dạng khô, thức ăn sống sẽ giúp cá phát triển khoẻ mạnh và toàn diện nhất. Tuy là loài cá dễ nuôi nhưng chúng ta nên cung cấp cho cá đuôi kiếm một chế độ ăn đa dạng với lượng nhỏ chia đều mỗi ngày.
Lưu ý: Cá kiếm cảnh dễ bị bệnh thối đuôi hoặc nấm nếu nguồn nước có tính axit hoặc quá mềm.
Bao nhiêu tiền cho một con cá Kiếm?
Cá kiếm cảnh là loài cá phổ biến và rất khoẻ mạnh, có khả năng thích nghi với nhiều điều kiện môi trường nước. Hơn nữa, chúng cũng có ngoại hình rất bắt mắt cùng dáng bơi uyển chuyển nên được nhiều dân chơi cá cảnh ưa thích.
Cá kiếm cảnh được bán rất nhiều tại các cửa hàng cá cảnh với mức giá rất bình dân. Mức giá trung bình cho một con cá kiếm nhỏ chỉ từ 1500 đến 3000vnđ. Không chỉ để nuôi làm cảnh, loài cá này còn được nuôi để diệt lăng quăng, bọ gậy.
Câu hỏi thường gặp khi nuôi có kiếm cảnh
Đặc tính sinh sản của cá kiếm như thế nào?
Cá cái 5-6 tháng tuổi có thể đẻ. Trong thời kỳ sinh sản, phải đặt cá cái có mang trong một bể nuôi có trồng nhiều cây cỏ. Thời gian cá có chửa kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Khi bể nuôi được thoáng đãng và ở nhiệt độ cao (25-26 độ C) cá kiếm sinh sản dễ dàng. Nhưng vì cá đực hay ghen và hiếu chiến, ta phải tách chúng ra. Và mỗi lần chỉ để một con đực trong bể cá cái. Cá cái, mỗi lần thụ tinh sẽ sinh nở mỗi tháng một lần tới 50 con (có thể từ 20 đến 200 con). Cá mẹ phải được tức khắc tách ra ngoài tránh không cho nó ăn cá con.
Cá kiếm thường có những màu nào?
- Cá kiếm đỏ: Toàn thân màu đỏ, vây màu hồng nhạt
- Cá kiếm xanh: Lưng xanh thẫm, một vệt đỏ hoặc da cam kéo dài từ mang đến tận cùng vây đuôi, kiếm và hông có màu vàng hoặc xanh
- Cá kiếm đen: Toàn thân màu xanh đen, óng ánh xanh lá cây.
Đặc tính sinh sản của cá kiếm như thế nào?
Cá cái 5-6 tháng tuổi có thể đẻ. Trong thời kỳ sinh sản, phải đặt cá cái có mang trong một bể nuôi có trồng nhiều cây cỏ. Thời gian cá có chửa kéo dài từ 4 đến 6 tuần. Khi bể nuôi được thoáng đãng và ở nhiệt độ cao (25-26 độ C) cá kiếm sinh sản dễ dàng. Nhưng vì cá đực hay ghen và hiếu chiến, ta phải tách chúng ra, và mỗi lần chỉ để một con đực trong bể cá cái. Cá cái, mỗi lần thụ tinh sẽ sinh nở mỗi tháng một lần tới 50 con (có thể từ 20 đến 200 con). Cá mẹ phải được tức khắc tách ra ngoài tránh không cho nó ăn cá con.
Như vậy, bài viết trên đây vừa chia sẻ với bạn đọc những thông tin cần thiết về loài cá kiếm cảnh đang rất phổ biến hiện nay. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích đối với bạn!
Nguồn: nuoithu.com