Trong quá trình nuôi rùa thỉnh thoảng bạn nên cho rùa ra ngoài. Nhất là vào mùa mưa khi mà thời tiết ấm dần lên. Đây là thời điểm mà rùa hoạt động nhiều hơn so với bình thường. Vậy nên thay vì chỉ nhốt chúng trong bể nuôi bạn cũng nên thả chúng ra ngoài một chút. Tuy nhiên với kiểu thời tiết dễ thay đổi có thể khiến rùa bị ốm. Để tránh cho tình trạng này diễn ra mạnh hãy lưu ý một số điểm sau nhé.
Mục lục
Luôn lưu ý đến thời tiết
Đây là một điều vô cùng phải chú ý đến khi nuôi rùa thả rông. Chỉ cần thời tiết thay đổi một chút khiến nhiệt độ môi trường thay đổi là có thể khiến rùa bị bệnh. Trong tình huống nghiêm trọng có thể khiến rùa bị chết. Trong thời điểm mùa hè, nhiệt độ ở ngoài trời luôn duy trì ở mức 25°C trở lên. Tuy nhiên khi thời tiết mưa nhiều hơn thì nhiệt độ lại thay đổi thất thường. Việc nhiệt độ khi nóng khi lạnh như vậy rất có hại cho Rùa, khiến chúng dễ bị bệnh.
Vậy nên trong khoảng thời gian tháng 5, khi thả rùa bạn nên lưu ý một số điểm sau về thời tiết. Quan trọng là nhiệt độ để không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của rùa. Những lưu ý này chủ yếu nhắm vào chênh lệch nhiệt độ trong chuồng nuôi và nhiệt độ ao ngoài trời.
Nên thả rùa trong thời gian ấm áp, thường trong khoảng 10 – 17h. Chọn ngày trời trong, nắng ấm, không chọn ngày mưa, ngấm lạnh sẽ khiến Rùa bị bệnh.
Với các loại như rùa vẽ phương đông (Eastern Painted Turtle), Rùa Tai đỏ, Rùa câm (Mauremys mutica), không bị ảnh hưởng quá lớn. Nhưng với Rùa đá Trung Quốc, Rùa Cá sấu, Rùa cổ sọc (Mauremys sinensis), đặc biệt là Rùa đá Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Rùa đá Trung Quốc tuy rất phổ biến những cũng rất dễ mắc bệnh. Mà còn rất dễ lây, khi đã mắc bệnh sẽ dẫn đến tử vong hàng loạt.
Lưu ý các điều kiện khi thả rông rùa
Trên thực tế, khi thả Rùa sẽ có những vấn đề lớn xảy ra. Rất nhiều Rùa khi mới được thả ra còn khoẻ mạnh đầy sức sống, nhưng sau một trận mưa, không ít chúng sẽ nổi lên mặt nước, cũng không ít chúng sẽ trèo lên bờ, còn có trường hợp bị thối da, thối vây. Đồng thời sau cơn mưa, gặp phải không khí lạnh, nhiệt độ giảm đột ngột sẽ khiến Rùa cảm lạnh.
Nguyên nhân gì gây ra hiện tượng này? Vì nước mưa có tính Axit, không trung tính, sẽ khiến các chi của Rùa sưng phù sau khi mưa xong. Nếu tình trạng này xảy ra, hãy vớt Rùa khỏi nước và giúp chúng giải quyết vấn đề. Mắc bệnh gì chữa ngay bệnh đó. Nhất định không được trì hoãn vì một số bệnh có tính truyền nhiễm, không cẩn thận cả đàn Rùa đều sẽ ngã bệnh.
Hơn nữa sau khi mưa tạnh không lâu, nước trong ao sẽ chuyển sang màu xanh, đây là dấu hiệu nước nặng tính Axit. Axit sẽ khiến Rùa thối da, đồng thời còn gây ra rất nhiều bệnh khác. Do đó nếu thấy Rùa thối cổ, thối chi, mắt trắng,… cần lập tức thay nước.
Trước khi thay nước cần khử độc rồi mới tiến hành thay nước, cần rắc thêm một chút vôi vào nước để trung hoà độ Axit. Đây chính là cách nhanh và rẻ nhất để tạo môi trường sống tốt hơn cho rùa.
Kết luận
Trên đây là một số lưu ý chúng tôi đưa ra cho các bạn khi chuyển rùa từ môi trường nuôi nhốt sang thả rông. Hãy luôn đảm bảo đàn rùa hay chú rùa bạn nuôi sẽ không bị bệnh. Hay là chết chỉ do chút sơ ý của người nuôi. Những điểm lưu ý trên bạn có thể quan sát hàng ngày để rút ra được những điều thích hợp nhất với vật mình đang nuôi. Hãy luôn dành thời gian và công sức để chăm sóc kỹ cho vật nuôi.
Đọc thêm tại đây.
Nguồn: petmart.vn