[Có thể bạn chưa biết] Danh sách các loại cá La Hán đẹp

Danh sách các loại cá La Hán đẹp
9 phút, 4 giây để đọc.

Cá La Hán là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới phổ biến nhất trên thế giới. Và nó cũng rất phổ biến ở Việt Nam từ đầu những năm 2000. Chúng được mọi người yêu mến vì vẻ ngoài xinh đẹp, hai bên to khỏe, sặc sỡ, bướu rất lớn giống thần tiên trong truyện cổ tích nên được gọi là “La Hán”.

Hiện nay, nhiều người nuôi cá chọn nuôi cá La hán làm cá cảnh. So với cá đĩa, cá rồng ngày xưa thì cá La hán được ưa chuộng hơn cả. Vì người ta tin rằng loài cá này mang lại sự thịnh vượng và may mắn.

Đặc điểm của cá La Hán

Đặc điểm của cá La Hán

Nhấn mạnh Cá La Hán mang lại sự thịnh vượng và may mắn. Loài cá này ngày càng được giới nghiệp dư ưa chuộng. Hình dạng cơ thể sáng bóng và cái đầu to biến dạng của con cá khiến nó trở thành một trong những điểm hấp dẫn. Chúng tạo nên vẻ đẹp hùng vĩ và là một trong những loài cá cảnh nước ngọt đẹp nhất

Cá la hán có tuổi thọ khá cao (trên 10 năm) và sức khỏe tốt. Khi trưởng thành, kích thước của chúng có thể đạt từ 25-30cm và được thừa hưởng nhiều đặc điểm ưu tú của cả cá cha và cá mẹ nên không còn nào giống con nào. Chúng có đuôi xòe đẹp, vây thường kéo dài, mắt không to và hai mang ngắn.

Tiêu chuẩn chung để đánh giá một chú cá la hán đẹp là thân mình phải nhiều “châu” tức là những vảy cá óng ánh, màu sắc sặc sỡ và cái đầu phải có cái gù càng to thì càng có giá trị.

Sở dĩ một chú cá la hán đạt tiêu chuẩn lại có giá cao như vậy vì dù được sinh sản khá dễ nhưng số cá trưởng thành có màu sắc đẹp và chiếc đầu gù to chỉ chiếm tỉ lệ từ 10- 30% nên chúng đặc biệt trở thành “hàng hiếm”.

Phân loại cá La Hán

Cá La Hán là cá lai tạp giữa các loài cichlid cỡ lớn nhưng chủ yếu là loài cichlid 3 chấm – Trimac. Loại cá này xuất hiện vào lối những năm 1994-1997 ở Malaysia rồi lan dần sang các quốc gia khác. Cá La Hán hay Hoa La Hán thời kỳ đầu tập trung vào hai đặc điểm chính là đầu và “hoa” (mà ở ta hay gọi là “chữ”).

Hoa La Hán hầu như không có “châu”. Những con đầu to phổng phao vẫn còn khá hiếm, đa số cá thường có dạng đầu xương, chỉ hơi căng một chút. Những dạng đầu như thế này ngày nay có thể bị chê là nhỏ. Đặc điểm chung là bụng đỏ, mắt đỏ và lồi, môi dưới trề, vây lưng và vây hậu môn hướng ra xa đuôi, đuôi tròn hay thuôn hình trái đào và tương đối nhỏ so với thân, khi cá già đuôi thường bị sụp.

Rồng đỏ (RD)

Rồng đỏ (RD)

Là phân dòng phổ biến nhất với màu đỏ làm chủ đạo. Trên thực tế, có nhiều loại rồng đỏ với nguồn gốc lai tạo, dạng châu và tông màu đỏ khác nhau.

Trân Châu (cá châu Pearl Flowerhorn)

Dòng cá La Hán tiếp theo là Trân Châu La Hán hay Châu La Hán; so với La Hán đời đầu dòng cá này có nhiều “châu” hơn và tỷ lệ lên đầu cũng được cải thiện. Tuy nhiên kích thước của Châu La Hán lại kém hẳn La Hán đời cũ, chỉ cỡ bàn tay là tối đa. Đây là dòng cá phổ biến nhất cho đến tận ngày nay. Có vô số tên thương mại trên thị trường nhưng về cơ bản chúng ta có thể phân Châu La Hán ra làm hai loại dựa trên màu nền chủ đạo, nền xanh và nền đỏ.

Châu là các hoa văn màu ánh kim lục; dương, vàng hay bạc nằm trên mặt vảy. Về cơ bản, chúng ta có thể chia châu làm hai dạng là châu hột và châu sợi. Những phân dòng cá Việt như Kim Cương; Kim Cương Phúc Lộc Thọ đều được xếp vào dòng Trân Châu La Hán.

Kim Mã Lưu ( kamalau = golden monkey (GM )

Cá Kamalau gốc xuất phát từ ông Lam Seah ở Ipoh với những đặc điểm rất hấp dẫn. Nhưng ông không phải là nhà lai tạo đúng nghĩa vì cặp cá giống được ông mua từ nơi khác. Cá giống là dòng La Hán “hoa giác” đời đầu với mắt trắng, nền nhạt như xám & ánh kim lục; và không có quan hệ huyết thống với Trân Châu La Hán. Người Hoa ở Mã Lai gọi con khỉ là “mã lưu” nên “kim mã lưu” hay “kim hầu tử” đều có nghĩa như nhau.

Từ dòng Kamalau gốc, người ta lai với Trân Châu để cho ra các phân dòng Kamalau khác nhau. Bao gồm KML, SML và Indomalau. Đương nhiên, chỉ có một tỷ lệ cá thể nhất định trong bầy đạt chuẩn Kamalau. Những con còn lại là ZZmalau hay thậm chí chỉ là Trân Châu.

Về hình dáng, có thể nói Kamalau mang những đặc điểm cải tiến hơn so với Trân Châu La Hán nhưng vẫn chưa bằng Kamfa. Tuy nhiên, Kamalau vẫn có nét hấp dẫn riêng và dễ sinh sản hơn nhiều so với Kamfa. Có ba đặc điểm chính để nhận diện Kamalau: 1) mặt khỉ (hàm dưới mũm mĩm, có nọng, miệng ngếch lên), 2) tông màu đỏ/cam/vàng (ức và vùng đầu) và 3) châu hột nhuyễn, châu sợi quấn đầu. .

Thaisilk (nền áo như một tấm lụa bạc )

Dòng cá này xuất hiện trên các diễn đàn La Hán vào khoảng giữa năm 2008. Nguồn gốc lai tạo được giữ kín, Thaisilk có vảy bạc hay bạc ánh xanh toàn thân, không châu, chữ, màu bạc lan ra đến các vây. Ngoại trừ màu sắc, hình dáng của Thaisilk mang những nét đặc trưng của dòng Trân Châu nên có lẽ Thaisilk là một đột biến từ dòng Trân Châu hay được lai với JPG để lấy đặc điểm vảy bạc. Thaisilk rất được ưa chuộng bởi màu sắc khác biệt; những cá thể đầu to vẫn còn hiếm.

King Kamfa

King Kamfa

Nhắc tới dòng la hán này như cái tên gọi của mình là vua bởi được lại tạo để được một con La Hán mang những đặc điểm đẹp nhất của dòng cá này.

Theo nguồn thông tin trên mạng thì King Kamfa do Joe Sakana ở trại Morning Farm, Thái Lan lai tạo. Trong bầy Kamfa có một số cá thể đột biến dạng châu sợi, dày và sáng. Do vậy, King Kamfa được người chơi suy tôn là “vua châu sáng”.

King Kamfa mang nhiều đặc điểm giống Trân Châu

Tuy nhiên, các thế hệ King Kamfa đời sau có lẽ bị lai với Trân Châu để tăng tỷ lệ lên đầu. Nên tuy đặc điểm châu sáng vẫn được duy trì nhưng hình dáng lại mang nhiều đặc điểm của Trân Châu vơí mắt đỏ. Bởi vậy, không thể kết luận King Kamfa là cải tiến so với Kamfa. Các cuộc triển lãm ở Malaysia và Indonesia cũng chỉ có thể loại Kamfa mà thôi.

Lưu ý rằng thị trường hiện nay có nhiều cá thể được gọi là “King Kamfa”. Nhưng hoàn toàn thiếu đặc điểm châu sợi, dày và sáng (thường là châu hột)! Chúng có thể hoàn toàn không có gốc gác gì với King Kamfa gốc. Trên thực tế, rất ít cá “King Kamfa” đạt các đặc điểm về hình dáng của Kamfa. Bởi đuôi tam giác không vẫn chưa đủ mà phải có vây bao (wrap-tail).

Hầu hết Kamfa đực đều vô sinh

Tỷ lệ lên đầu của King Kamfa rất thấp. Hầu hết cá đực đều bị vô sinh (đặc điểm chung của các dòng cá nhập từ Thái như khỉ đỏ và Red Texas). Những dòng “king lai” ở Việt Nam là Trân Châu La Hán đực lai với King Kamfa cái. Sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của King Kamfa nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ.

Red Shock, Red Monkey (RM), Supreme

Đây là các thế hệ cá đỏ thuần tuý, chúng khai thác gen lột một cách triệt để. Dòng cá có xuất xứ từ một nhà lai tạo Thái Lan. Dù tên gọi là Super Red Synsphilus (SRS); nhưng cá “đỏ” thường dài đòn, bản hẹp (khác với kamfa cũng lai từ Synspilus nhưng có bản rộng); tỷ lệ lên đầu thấp và cực kỳ linh động.

Vấn đề là cá “đỏ” thực ra không hề đỏ! Màu thực sự của chúng là màu hồng và chỉ đỏ rực khi ở trạng thái bị kích thích. Có lẽ chúng được lai từ pink fenestratus thì đúng hơn. Cá cái có màu tương đối ổn định hơn cá đực. Để duy trì màu đỏ thường trực; cá cần được cung cấp thức ăn có trộn chất nhuộm màu carophyll.

Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT)

Red Texas (RT), Super Red Texas (SRT)

Dòng cá kết hợp giữa gen lột/đầu to của red devil/midas với bộ châu của Texas. Để tạo ra cá đỏ với hoa văn màu trắng. Người ta còn tận dụng cả gen lột của Hồng Két; nhưng hướng lai tạo này có lẽ không mấy ai duy trì. Bởi hai lẽ a/ Hồng Két khó lai tạo và b/ cá không lên đầu. Vì Texas có vô số dạng châu; nên Red Texas cũng có vô số dạng châu từ hạt nhuyễn; hạt nhỏ, hạt lớn, châu đốm cho đến châu sợi; đặc biệt là dạng châu lưới.

Bởi vì gen lột là gen lặn nên một số cá lai vẫn duy trì màu xanh như Texas; người ta gọi chúng là Green Texas để phân biệt với Red Texas (thực ra cá Texas vốn đã luôn có màu xanh rồi). Quá trình lột cũng là vấn đề đối với Red Texas. Nhiều con King Kamfa lột “nền vàng” trông rất giống và thường bị nhận lầm là Red Texas. Thực ra “King Kamfa” có thể được lai với Texas để lấy châu, có hai điểm phân biệt:

– King Kamfa lột bản rộng trong khi Red Texas bản hẹp; dáng thuôn và thường nhỏ con hơn.

– Nền King Kamfa không đồng nhất: đầu đỏ và thân vàng/cam (máu Synspilus) trong khi Red Texas có nền cam đồng nhất (máu red devil).

Kết luận

Chúc các bạn chọn được dòng cá La Hán mà mình yêu thích nhất. Và luôn giữ được lửa đam mê, nhiệt huyết cho dòng cá này!

Nguồn: Thuyte.com

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Chăm sóc mèo cảnh

Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Tắm cho mèo chưa bao giờ lại dễ dàng đến thế, bạn đã biết?

Chăm sóc mèo là một trong những việc vô cùng khó khăn và vất vả. Tại sao chúng tôi lại …
Xem Chi Tiết
Cẩm nang kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z của Nhựt Nguyễn

Bật mí kinh nghiệm chăm sóc mèo từ A – Z [Năm 2021]

Kinh nghiệm chăm sóc mèo là một trong những thông tin vô cùng quý giá đối với những người yêu …
Xem Chi Tiết
Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Mách bạn những điều phải làm khi mèo cào đồ đạc trong nhà

Nuôi mèo, đã bao giờ bạn thấy mèo cào thảm, sofa, chăn,… trong nhà mình hay chưa? Thậm chí, chúng …
Xem Chi Tiết
Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết

Bác sĩ gợi ý vệ sinh tai mèo như thế nào? Bạn đã biết chưa?

Mèo có khả năng tự làm sạch đôi tai của mình không? Chúng ta có cần vệ sinh giúp chúng …
Xem Chi Tiết
Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Những điều nhất định bạn phải biết khi cho mèo ăn vặt

Mèo là loài động vật rất khó tính và khó chăm sóc. Không phải vì yêu mèo mà bạn có …
Xem Chi Tiết
Mèo Nga mắt xanh: Cẩm nang chăm sóc từ A – Z

Mèo Nga mắt xanh: Cẩm nang chăm sóc từ A – Z mà không phải ai cũng biết

Nếu là một tay chơi mèo chính hiệu, bạn chắc cũng không xa lạ gì với mèo Nga mắt xanh …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc cá cảnh

Cách chăm sóc cá rồng khỏe mạnh, lớn nhanh

Hãy lưu tâm những kỹ thuật chăm sóc loài cá rồng đắt giá

Tên gọi cá Rồng có lẻ còn khá xa lạ đối với nhiều người. Chỉ những tín đồ đam mê …
Xem Chi Tiết
Cách nuôi cá chép nhật

Nuôi và chăm sóc cá chép Nhật tương đối công phu

Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều loại cá cảnh phổ biến, trong đó không thể nhắc đến cá …
Xem Chi Tiết
cá chuột mỹ

Cá chuột Mỹ – Đặc điểm và kỹ thuật nuôi mà không phải ai cũng biết

Cá Chuột Mỹ thường hay lựa chọn ở phần đáy bể để sinh sống. Chúng khó có thể tự mình …
Xem Chi Tiết
cá tỳ bà beo

Cá tỳ bà beo – hướng dẫn chăm sóc đơn giản mà hiệu quả cho người mới tập tành nuôi

Cá tỳ bà beo khá là dễ nuôi, chúng có thể bị thuần hóa một cách dễ dàng và cực …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc gà kiểng

Đại gia Việt không ngần ngại vung tiền mua gà cảnh giá chục triệu

Đại gia Việt không ngần ngại vung tiền mua gà cảnh giá chục triệu

Gà cảnh là loại gà có dáng đẹp, cổ khỏe gáy hay. Gọi là gà cảnh vì người chơi thường …
Xem Chi Tiết
8 giống gà tre đứng đầu danh sách những giống gà đẹp nhất

8 giống gà tre đứng đầu danh sách những giống gà đẹp nhất

Gà là giống gia cầm rất phổ biến, hầu như các nước đều có một hoặc nhiều giống, thậm chí …
Xem Chi Tiết
Gà mồng trà "Rosecomb" và những đặc điểm độc đáo thu hút khách

Gà mồng trà “Rosecomb” và những đặc điểm độc đáo thu hút khách

Các nhà chăn nuôi Châu Âu lai tạo ra những giống gà đặc biệt. Hiện nay, gà ở các nước …
Xem Chi Tiết
Gà lôi trắng-giống gà cảnh quý giá ngàn đô cần được bảo tồn

Gà lôi trắng – giống gà cảnh quý giá ngàn đô cần được bảo tồn

Gà là một trong những vật nuôi không thể tách rời của người dân Việt Nam. Từ xa xưa, cha …
Xem Chi Tiết

Chăm sóc thú nuôi khác

Chuột lang hay là bọ ú

Cùng tìm hiểu về những đặc tính của loài chuột lang để chăm sóc chúng thật tốt nhé!

Chuột lang nhìn bề ngoài rất giống một chú Hamster, chúng rất dễ thương nhưng lại mang nhiều đặc tính …
Xem Chi Tiết
Thỏ cảnh rất baby

Mách nhỏ cho các bạn về cách chăm sóc thỏ cảnh – loài thú cưng vô cùng đáng yêu

Thỏ là một loài động vật rất dễ thương và dễ nuôi, thế nhưng loài thỏ cảnh thì lại vô …
Xem Chi Tiết
Nhím cảnh mẹ và đàn con

Hướng dẫn việc chăm sóc nhím cảnh mới đẻ dễ dàng tại nhà

Nhím cảnh là loại vật nuôi vô cùng dễ thương, giống như ngoại hình của chúng vây. Mặc dù bộ …
Xem Chi Tiết
ếch pacman đẹp

Những điều cần lưu ý khi nuôi Ếch Pacman trong nhà

Tại Việt Nam ngày nay có rất nhiều giống vật nuôi cảnh khác nhau. Từ các loài động vật đáng …
Xem Chi Tiết

Mô hình nuôi

Chim vẹt Yến Phụng

Mang lại hiệu quả kinh tế cao nhờ mô hình nuôi chim vẹt Yến Phụng

Từ thời xa xưa, những gia đình giàu có thường có nuôi một con vật để làm thú cưng trong …
Xem Chi Tiết
Kỹ thuật nuôi nhím kiểng

Kỹ thuật nuôi nhím kiểng dành riêng cho những ai yêu động vật

Có rất nhiều loại thú cưng đa dạng hiện nay xuất hiện trên thị trường như: nhím kiểng, cá kiểng, …
Xem Chi Tiết
Kinh doanh cá cảnh mini trở nên hot hiện nay

Kinh nghiệm nuôi cá cảnh thành công dành cho người mới bắt đầu kinh doanh

Ngày nay, nhiều người lựa chọn nuôi các con vật làm cảnh. Trong đó có thể nhắc đến việc nuôi …
Xem Chi Tiết
nuôi tắc kè hoa

Làm thế nào để nuôi Tắc kè hoa trong nhà làm cảnh?

Thời đại ngày càng phát triển thì nhu cầu về vật chất và tinh thần của con người cũng ngày …
Xem Chi Tiết