
Qua nhiều nghiên cứu sinh học cho thấy, chó thuộc dạng động vật có cấu tạo cơ thể dễ dàng tiêu hóa được thực phẩm sống, lẫn thức ăn đã qua chế biến đơn giản. Vì tuyến dịch axit có trong dạ dày của chó có nhiệt độ rất cao, thậm chí nghiên cứu cho thấy axit này có thể gây bỏng ngón tay của con người. Điều này giúp chúng dễ dàng thích nghi 100% với điều kiện môi trường sinh sống. Cho nên chế độ dinh dưỡng cho chó rất quan trọng với sự phát triển thể chất của chúng.
Bởi vì chó là loài vật rất năng động, yêu thích việc chạy nhảy, nên rất cần nhiều dinh dưỡng cho quá trình trao đổi chất của cơ thể. Có những chất dinh dưỡng cơ thể chó có thể tự tổng hợp được. Nhưng bên cạnh ấy có những chất chỉ có thể bổ sung thêm trong thức ăn. Cho nên việc xây dựng chế độ ăn uống dinh dưỡng cho chó là cần thiết. Rất nhiều chủ nuôi đã từng phải đau đầu về câu hỏi: “Thực đơn hàng ngày cho chó như thế nào là hợp lý?”. Bởi vì nếu bổ sung quá nhiều có thể khiến chó mắc phải tình trạng béo phì, nhưng nếu cung cấp không đủ chất lại khiến chó cưng của bạn bị suy dinh dưỡng.
Mục lục
Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho chó
Bạn đang lo lắng vì mình không có kinh nghiệm chăm sóc chó? Hay đang lo lắng vì cún yêu ăn mãi mà chẳng thể lớn. Đừng lo lắng, các chuyên gia dinh dưỡng cho thú cưng sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề này. Hy vọng rằng một số mẹo nuôi chó dưới đây sẽ giúp ích cho các bạn. Cùng tìm hiểu nhé!!!
Thực ra nuôi chó cảnh cũng không phải quá khó; chỉ cần tỉ mỉ một chút là bạn có thể nắm được các kỹ thuật nuôi chó rồi. Mỗi loại chó cảnh cần có chế độ ăn và dinh dưỡng khác nhau. Ví dụ như chó dưới 8 tháng tuổi và chó từ 8-12 tháng tuổi sẽ có chế độ ăn khác nhau; loài chó vận động nhiều hơn sẽ cần được ăn nhiều hơn… Nhưng tóm lại bạn cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng cho chúng. Chú ý không nên để chó ăn quá no.
Thức ăn khô dành cho chó
Thức ăn sẵn được nhiều người lựa chọn bởi chúng khá tiện lợi. Cún cũng rất yêu thích loại thức ăn này bởi nó được chế biến có mùi vị khá phù hợp với nhu cầu của chúng.
Bạn cũng không mất công nấu mà giá trị dinh dưỡng lại có sẵn trên bao bì, không cần tốn công định lượng. Tuy nhiên không phải sản phẩm nào cũng có lượng dinh dưỡng đúng với lượng đã ghi. Chính vì thế bạn cần tìm hiểu và mua của các hãng nổi tiếng hoặc có uy tín.
Mặc dù tiện lợi nhưng nó không đảm bảo hoàn toàn về mặt dinh dưỡng. Tốt nhất bạn nên tự tay nấu cho cún nếu có thời gian. Nó không tốn quá nhiều thời gian mà còn làm cho tình cảm của bạn và cún tăng lên.
Chất béo và chất đạm
Đây là hai chất cần thiết nhất để chó có thể hấp thụ và phát triển. Nếu bạn muốn tìm hiểu cách nuôi chó nhanh lớn và cách nuôi chó mau mập thì đây chính là yếu tố quan trọng nhất để giúp chó của bạn mau lớn.
Chúng ta đều thấy chó thích ăn thịt hơn là các loại rau củ quả. Trong thịt chứa rất nhiều protein cần thiết cho cún yêu của bạn. Thịt bò là tốt nhất rồi đến các loại thịt, cá khác. Bạn cũng có thể đổi món cho cún bằng cách nấu nội tạng hoặc trứng.
Tuy nhiên trứng không có đủ lượng chất béo cần thiết nên bạn có thể trộn thêm dầu thực vật hoặc mỡ động vật vào thức ăn. Không nên xào nấu quá nhiều dầu mỡ vì sẽ khiến cho cún khó tiêu và đi ngoài. Nên nấu chín thức ăn để đảm bảo vệ sinh.
Vitamin chất xơ và các dạng tinh bột
Protein và chất béo là hai chất cần nhất cho cún yêu nhưng chưa đủ. Bạn cần bổ sung thêm chất xơ, tinh bột, vitamin và một số chất khác để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho cún.
Chất xơ và vitamin thì thường có nhiều trong rau củ quả, tinh bột thì có trong cơm và bánh mì. Tuy nhiên rất hiếm có chú cún nào thích ăn các thứ này, chúng chủ yếu thích ăn thịt hơn.
Vì thế nếu bạn muốn chúng ăn những thứ này thì bạn cần có biện pháp. Thông thường chúng ta hay nuôi chó từ bé nên có thể tập cho chúng quen từ khi ăn dặm. Trong lúc chơi đùa mệt, bạn có thể dùng rau hay củ quả để cho chúng ăn nhẹ. Nếu không được thì bạn hãy thái nhỏ ra hoặc xay nhuyễn (với chó bé); sau đó trộn vào cơm và thịt. Như vậy chúng bắt buộc phải ăn và dần sẽ quen.
Làm thế nào để cung cấp đủ dinh dưỡng cho chó hàng ngày?
Chó con từ 2 đến 6 tháng tuổi
Bạn có thể cho chó ăn khoảng 3-4 bữa 1 ngày đối với chó từ 5-6 tháng tuổi, còn chó tầm 2 tháng tuổi nên chia nhỏ 4-5 bữa 1 ngày. Tuy nhiên bạn chỉ nên cho ăn gần no hoặc vừa đủ, không cho ăn no quá. Phải cho chó ăn đầy đủ dinh dưỡng hợp lý.
Khi bạn nhận nuôi chó từ 2 tháng tuổi, chúng vừa xa mẹ nên cần được chăm sóc kỹ hơn. Bạn nên cho chó ăn theo chế độ của chủ nuôi cũ trong thời gian đầu cho đến khi chó quen dần với môi trường mới.
Chó còn nhỏ không nên cho ăn các thức ăn sẵn, thức ăn cứng. Vì thức ăn sẵn thì không đảm bảo đủ lượng dinh dưỡng tự nhiên cần thiết, còn thức ăn cứng thì chó còn nhỏ nên hàm nhai còn yếu không thể ăn được.
Cho chó ăn sữa không được cho ăn quá nhiều. Chó còn bé nên thức ăn cần được thái nhỏ hoặc băm nhuyễn; có thể nấu loãng dạng cháo hoặc trộn chung với sữa, không nên cho ăn khô quá. Đồ ăn phải được nấu chín để đảm bảo vệ sinh. Chó từ khoảng 6 tháng tuổi cần được bổ sung thêm canxi. Ở tuổi này chó cũng có thể bắt đầu ăn được xương mềm.
Nước uống phải sạch sẽ và đầy đủ. Dụng cụ đựng thức ăn và nước uống phải vệ sinh sạch sẽ. Nếu chó có các biểu hiện khác thường như bỏ ăn hay ốm thì cần đưa đến bác sĩ khám.
Tuyệt đối không cho chó ăn các thức ăn ôi thiu, thức ăn thừa từ các bữa ăn trước. Nên bổ sung rau vào các khẩu phần ăn, tránh để chó ăn chỉ ăn mỗi thịt.
Chó trưởng thành trên 1 năm tuổi
Thời kỳ này nên cho chó ăn ngày khoảng 3 bữa. Bạn có thể tăng lượng thức ăn của chó lên để phù hợp với nhu cầu của chúng. Ví dụ có thể cho chó ăn đến 500g thịt và 200g gạo 1 ngày nếu chó của bạn có sức ăn tốt.
Chó ở độ tuổi này đã có thể ăn được các thức ăn cứng. Tuy nhiên bạn vẫn nên cho chúng ăn thức ăn ở dạng lỏng vừa phải hoặc sền sệt sẽ tốt hơn. Đặc biệt không nên cho chó ăn nhiều các đồ cứng hoặc xương cứng; tránh để xương đâm vào cổ họng hoặc dạ dày của chó. Không cho chó ăn các loại xương ống, xương cứng.
Nếu chó của bạn bị béo phì thì nên điều chỉnh lại lượng dinh dưỡng hàng ngày và cho chó tập luyện để giảm cân. Lời khuyên dành cho bạn là nên để chó hoạt động hoặc đi dạo sau bữa ăn để tránh tình trạng thừa chất.
Khi nuôi chó, bạn nên cho chó ăn đúng giờ, tập luyện và nghỉ ngơi đầy đủ để có sức khỏe tốt nhất. Không nên nấu thức ăn rồi để ở bát ăn cả ngày cho chó.
Trên đây là một số mẹo nuôi chó mau lớn mà các chuyên gia muốn giới thiệu cho các bạn. Chúc bạn có được một chú chó khỏe mạnh và mau lớn nhé!
Nguồn: Sieupet.com