Bất kể khi mới bắt đầu việc gì, bạn cũng cần phải học hỏi kinh nghiệm. Nuôi chó cũng vậy. Muốn chú chó của mình khỏe mạnh và nhanh nhẹn, bạn nên học những cách chăm sóc từ người đi trước. Đặc biệt là đối với những bạn mới bắt đầu nuôi chó, việc chọn được giống chó chuẩn là vô cùng quan trọng.
Giống chó chuẩn và tốt sẽ đảm bảo chó con khỏe mạnh. Trong quá trình nuôi dưỡng, chó cũng ít bệnh tật và tỷ lệ sống sót cao hơn. Khi bắt đầu mua chó về, bạn cũng nên lưu ý đến lịch tiêm phòng của chó. Tùy theo từng độ tuổi sẽ có mũi vắc-xin tương ứng. Dinh dưỡng cũng là một trong những yếu tố cần được chú trọng. Mỗi giống chó lại có nhu cầu khác nhau về dinh dưỡng. Do đó, bạn cần nghiên cứu kỹ lưỡng và đáp ứng đầy đủ hàm lượng đạm trong khẩu phần ăn của chó nhé. Dưới đây là 5 kinh nghiệm nuôi chó ai cũng nên biết để thú cưng luôn khỏe mạnh.
Mục lục
Kinh nghiệm nuôi chó: Lựa chọn địa chỉ tin cậy
Khi các bạn quyết định nuôi chó, dù một hay nhiều con thì việc đầu tiên nên tìm hiểu con chó mà mình định mua chó Bố, Mẹ thế nào? Chất lượng chăm sóc của chủ nuôi chó ra sao? Vì chất lượng của chó con phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng của bố, mẹ. Người chủ bán chó giống nếu có tâm thì sẽ tạo ra được các chó con tốt. Và dù đắt cũng mua.
Do vậy bước đầu tiên của nuôi chó cần những gì. Đó là tốt nhất bạn nên mua chó của chủ nuôi có chó mẹ ở nhà đẻ. Hoặc trực tiếp nhập về có nguồn gốc rõ ràng. Những chú chó ấy đã được kiểm tra sức khỏe. Có sổ khám đi kèm dán tem các loại vacxin tiêm phòng bệnh dịch. Và ngày tẩy giun định kỳ. Bạn nên mua chó con trên hai tháng tuổi. Có thể tách mẹ và cai sữa, điều này sẽ giúp bạn chăm sóc và huấn luyện chó tốt hơn.
Khi chó mới về nhà nên làm gì?
Bạn nên đưa chó đi kiểm tra sức khỏe để được bác sĩ thú y trực tiếp tư vấn về cách chăm sóc chú chó nhà bạn. Sau đó cần chuẩn bị chỗ ở cho chó, lưu ý đó nên là một nơi thoáng mát, đủ không khí. Không nên để chú chó nằm trước máy lạnh hay quạt vì chúng sẽ dễ bị nhiễm lạnh, ho. Cũng nên tránh những vị trí cao như cửa sổ, ban công, cầu thang…
Khi chú chó mới về bạn không nên tắm cho chúng bằng nước ngay. Nếu thấy hôi bạn có thể tắm khô, vì nếu tắm ngay chúng rất dễ bị viêm phổi và phát sang các bệnh truyền nhiễm khác. Những đêm đầu tiên xa mẹ có thể chó con sẽ sủa, vậy nên bạn hãy vuốt ve âu yếm để chúng thấy yên tâm hơn.
Kinh nghiệm nuôi chó: Dinh dưỡng cho chó
Nuôi chó cần những gì sẽ không thể thiếu nói đến vấn đề ăn uống. Khẩu phần thức ăn của chó phải đầy đủ dinh dưỡng và năng lượng, bao gồm protein, chất béo, tinh bột, khoáng chất và vitamin. Bạn không nên lạm dụng thuốc hoặc thức ăn tổng hợp. Tránh xa phổi gan bò lợn vì có chứa nhiều chất dễ gây ung thư.
Mỗi ngày chỉ nên cho ăn vừa đủ, không nên để sẵn đồ ăn và nên đảm bảo các dụng cụ bát đĩa đựng thức ăn cho chó luôn sạch sẽ. Chó rất thích gặm, đặc biệt là chó con. Do vậy để tránh việc chúng cắn hư đồ dùng trong nhà, bạn có thể mua những cục xương đồ chơi dành riêng cho thú cưng của mình.
Thức ăn cho chó
Ngoài thức ăn, chó cũng cần uống đủ nước. Hầu hết nhiều người nuôi chó thường sử dụng những loại “bát uống nước tự động” để có thể cho chó uống nước mọi lúc. Nhưng những loại bát nhựa chứa nhiều vi khuẩn hơn là bát inox nên bạn cần rửa bát đựng nước và bát thức ăn bằng nước rửa chén ít nhất một lần một tuần. Nếu cún nhà bạn mọc mụn ở cằm, đó là dấu hiệu cho thấy bát thức ăn, nước uống của chúng cần được làm sạch.
Là người nuôi chó, có lẽ bạn sẽ luôn muốn cưng chiều chó bằng cách cho chúng ăn cả thức ăn của mình hoặc thức ăn thừa. Nhưng điều này không tốt cho chó chút nào. Nếu bạn chưa biết, thì có rất nhiều thực phẩm quen thuộc với con người có thể gây độc cho chó ví dụ như sô cô la, nho, hành tây và một số loại hạt. Xylitol có trong đồ ngọt cũng gây độc cho chó. Bơ đậu phộng và kẹo cao su không cũng là tác nhân làm chó bị nhiễm độc.
Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm nuôi chó lâu năm của nhiều người, chó ngày càng có xu hướng béo phì nhiều hơn. Thừa cân có thể gây ra các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hoặc rút ngắn tuổi thọ của thú cưng. Viêm khớp, bệnh tim và trầm cảm chỉ là một vài bệnh trong hàng tá bệnh chó có thể mắc phải nếu bạn cho chúng ăn thức ăn thừa của mình hoặc cho chúng ăn quá nhiều.
Kinh nghiệm nuôi chó: Chăm sóc sức khỏe tổng hợp
Đối với từng giai đoạn phát triển sẽ có những chế độ chăm sóc khác nhau. Nên bổ sung thêm bột dinh dưỡng chó chó để thú cưng luôn đầy đủ dưỡng chất cần thiết.
- Dưới 2 tháng tuổi: cho ăn 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3-5 giờ
- Từ 2- 4 tháng: cho ăn 5 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 4 giờ
- Từ 4-6 tháng: cho ăn 4 lần/ngày
- Từ 6-10 tháng: cho ăn 3 lần/ ngày
- Từ 10 tháng trở lên: cho ăn 2 lần/ngày là đủ.
Tiêm phòng và tẩy giun
Bạn cũng nên lưu ý chăm sóc y tế cho chó bằng cách tẩy giun định kỳ và tiêm phòng bệnh cho chó, đặc biệt là chó con. Thông thường tiêm phòng này sẽ trong cùng một mũi vacxin đối với các bệnh nguy hiểm như viêm gan, phó cúm…Riêng bệnh chó dại phải tiêm nhắc lại mỗi năm.
Bạn phải thường xuyên vệ sinh chỗ nằm của chó con. Vải trải giường phải được giặt sạch. Mỗi ngày, bạn nên dắt chú chó của bạn đi dạo trong sân hoặc vườn sau các bữa ăn để làm quen với không gian bên ngoài nhà bạn hơn, đồng thời hấp thụ các vitamin cần thiết nâng cao hệ miễn dịch.
Huấn luyện – Cách nuôi chó con tốt nhất
Đối với những người nhận nuôi chó con, cách nuôi tốt nhất là huấn luyện chúng từ nhỏ. Việc đầu tiên là bạn phải dạy chúng đi vệ sinh đúng chỗ. Khi chó con từ 12 tuần tuổi trở xuống thường không thể kiểm soát bàng quang hoặc đường ruột hoàn toàn. Ngay cả khi chúng muốn “nhịn” thì vẫn không thể làm được. Vì thế bạn không nên gay gắt khi chúng đi bậy trong nhà.
Ngoài ra bạn có thể cho chú chó của mình tham gia một vài lớp huấn luyện chó. Điều này giúp chúng học hỏi trong môi trường mang tính chuyên nghiệp. Bên cạnh đó bạn cũng có thể học hỏi cách nuôi chó cần những gì từ những người chuyên nghiệp. Từ đó có thể chọn ra cách nuôi chó phù hợp nhất với bản thân mình. Hi vọng những chia sẻ về câu chuyện nuôi chó cần những gì từ chúng tôi đã giúp bạn có thêm những thông tin cần thiết cho việc chăm sóc chú chó nhà bạn tốt hơn nhé!
Nguồn: Chotot.com